Giấy phép kinh doanh là gì? Tại sao doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh? Hồ sơ, thủ tục làm giấy phép kinh doanh (có mẫu tải miễn phí).
Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là tài liệu chứng nhận pháp lý, ghi chú ngày đăng ký kinh doanh lần đầu, đó là cơ sở xác nhận pháp lý quan trọng cho doanh nghiệp. Qua quá trình cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được ghi nhận là hoạt động hợp pháp, tạo điều kiện cho tự do và hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh trở thành bước quan trọng và bắt buộc, thể hiện sự công nhận của nhà nước đối với sự thành lập của một thực thể kinh doanh.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, đối với các doanh nghiệp trong nước, không có hạn chế về lĩnh vực đăng ký, trừ khi đó là kinh doanh trong các lĩnh vực đặc biệt có điều kiện. Tuy nhiên, tên gọi này không thể hiện đúng loại giấy tờ cụ thể liên quan đến quá trình thành lập và hoạt động kinh doanh.
Trong quá trình này, doanh nghiệp cần chuẩn bị đủ hai loại giấy tờ quan trọng sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đây là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp được thành lập và bắt đầu hoạt động kinh doanh;
- Giấy phép con hay các giấy tờ được cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề có điều kiện. Thường, loại giấy này được cấp sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo Khoản 1 Điều 8 của Luật Doanh nghiệp: Doanh nghiệp có trách nhiệm đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi hoạt động trong các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư và đảm bảo duy trì các điều kiện đầu tư kinh doanh đó suốt quá trình hoạt động.
Ví dụ: Để kinh doanh nhà hàng ăn uống, ngoài việc xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì bạn phải có thêm giấy phép con như: giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép PCCC…
Thường người ta thường sử dụng thuật ngữ “giấy phép kinh doanh” để chỉ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giấy phép đăng ký kinh doanh được xem là giấy phép cho phép cá nhân và tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh khi họ đáp ứng đủ các điều kiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới nhất
Tải mẫu giấy phép kinh doanh miễn phí tại Maudon.net.
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP.... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN
Mã số doanh nghiệp:...........................
Đăng ký lần đầu, ngày........tháng.......năm..............
Đăng ký thay đổi lần thứ:...........,ngày......... tháng ...........năm..........
- Tên công ty
Tên công ty viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa):........................................................................
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):...................................................................................
Tên công ty viết tắt (nếu có):....................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:.............................................................................................................................
Điện thoại :..................... Fax:....................
Email:............................. Website:..................................
3. Vốn điều lệ(bằng số; bằng chữ; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài, nếu có):........................................
Mệnh giá cổ phần:...........................
Tổng số cổ phần:.............................
4. Người đại diện theo pháp luật của công ty
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa):............................. Giới tính:............
Chức danh:.............................................
Sinh ngày:....../......../........................ Dân tộc:..................... Quốc tịch:..............
Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân:................................
Số giấy tờ pháp lý của cá nhân:................................................
Ngày cấp:.../......./........... Nơi cấp:.................................
Địa chỉ thường trú:.........................................
Địa chỉ liên lạc:.................................
TRƯỞNG PHÒNG |
Lợi ích khi doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh?
Khi đã được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được nhà nước bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh.
- Giấy phép kinh doanh là giấy chứng nhận cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận sự hợp pháp của doanh nghiệp, đặc biệt đối với những ngành nghề mà pháp luật đặt ra các điều kiện cụ thể. Giấy phép kinh doanh chính là bằng chứng cam kết về việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn để đảm bảo rằng doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật;
- Trong nhiều trường hợp, làm giấy phép kinh doanh cũng là điều kiện tiên quyết để thực hiện một số hoạt động kinh doanh cụ thể như vận tải quốc tế, mua bán xuất khẩu hàng hóa, nơi mà việc xuất hóa đơn đỏ đòi hỏi cần phải xuất trình giấy phép kinh doanh;
- Ngoài ra, giấy phép kinh doanh còn là bằng chứng về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, khẳng định rằng doanh nghiệp đó đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết theo quy định. Được nhà nước cấp giấy phép kinh doanh không chỉ tạo niềm tin từ phía khách hàng mà còn xây dựng uy tín với các đối tác kinh doanh lớn, mở ra cơ hội phát triển, mở rộng thị trường và thu hút đầu tư;
- Doanh nghiệp có làm giấy phép kinh doanh cũng có quyền nhận các ưu đãi từ nhà nước như hỗ trợ vay vốn, ưu đãi thuế, và sự hỗ trợ và bảo vệ bằng pháp luật. Những ưu đãi này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và bền vững của họ trong thị trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay.
Nội dung giấy phép chứng nhận kinh doanh
Giấy chứng nhận kinh doanh thường bao gồm những nội dung cơ bản như:
- Tên doanh nghiệp đăng ký giấy phép, tên đầy đủ và tên nước ngoài nếu có;
- Mã số doanh nghiệp kinh doanh;
- Thông tin về địa chỉ và người đứng đầu doanh nghiệp;
- Lĩnh vực kinh doanh;
- Phạm vi kinh doanh, quy mô;
- Chứng nhận được đã đủ điều kiện để kinh doanh;
- Thời gian, hạn của giấy phép;
Bất kỳ thông tin khác nào mà cơ quan cấp giấy phép yêu cầu hoặc doanh nghiệp cần cung cấp cũng cần được đề cập tới trong giấy phép. Đối với từng ngành nghề cụ thể, sẽ có thể có yêu cầu và thông tin chi tiết khác nhau.
Quan trọng nhất là doanh nghiệp phải đảm bảo rằng mọi thông tin trong giấy phép kinh doanh là chính xác và được cập nhật một cách chuẩn xác nhất để tránh các vấn đề pháp lý và duy trì sự uy tín trong môi trường kinh doanh cũng như thuận lợi trong quá trình cấp giấy phép.
Các bước chuẩn bị và đăng ký kinh doanh
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Hình thức doanh nghiệp được xem xét một cách kỹ lưỡng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam bao gồm các loại hình doanh nghiệp phổ biến như: Công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. Mặc dù chúng có sự khác nhau về hình thức và quy mô song, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh đều tương tự.
Bước 2: Đặt tên và xác định trụ sở doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp phải đảm bảo không trùng, không tương tự hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác. Địa chỉ trụ sở công ty cũng cần rõ ràng, không là tòa nhà có chức năng khác ngoài mục đích kinh doanh.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Chủ thể doanh nghiệp cần soạn thảo hồ sơ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà họ lựa chọn.
Bước 4: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Hồ sơ hoàn chỉnh được nộp tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Chủ thể doanh nghiệp cần theo dõi để điều chỉnh hồ sơ khi có yêu cầu. Sau 3-5 ngày làm việc từ khi hồ sơ hợp lệ, giấy phép kinh doanh sẽ được cấp.
Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp online
Bước 1: Đăng ký tài khoản tại Cổng thông tin quốc gia
Chủ thể doanh nghiệp cần đăng ký tài khoản trực tuyến để nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh. Cụ thể, doanh nghiệp tạo tài khoản tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định của cơ quan quản lý, bao gồm các giấy tờ và thông tin cần thiết.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Bước 3: Scan và nộp hồ sơ
Scan hồ sơ đã chuẩn bị và nộp qua hệ thống đăng ký trực tuyến theo quy trình của cơ quan quản lý.
Bước 4: Đóng lệ phí
Thanh toán lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của cơ quan quản lý.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Sau khi hoàn thành thủ tục và thanh toán đầy đủ lệ phí, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng mã số thuế.
Các câu hỏi liên quan đến giấy phép kinh doanh
1. Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là tài liệu chứng nhận pháp lý, ghi chú ngày đăng ký kinh doanh lần đầu, đó là cơ sở xác nhận pháp lý quan trọng cho doanh nghiệp. Khi có giấy phép, doanh nghiệp được hoạt động và phát triển hợp pháp và được pháp luật bảo vệ.
2. Tại sao nên có giấy phép kinh doanh?
Có giấy phép kinh doanh thể hiện sự hợp pháp của doanh nghiệp, trong một số trường hợp phải cần có giấy phép để tiến hành mua bán và xuất nhập khẩu hàng hoá. Ngoài ra, khi sở hữu giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ được Nhà nước tạo điều kiện phát triển, bao gồm về thuế, khoản vay…
Trên đây là phần hỗ trợ từ Maudon.net với các thông tin về giấy giới phép kinh doanh và các thông tin quan trọng liên quan. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ Maudon.net để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất.