Hợp nhất doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp muốn hợp nhất với một doanh nghiệp khác thành một doanh nghiệp duy nhất. Việc hợp nhất các doanh nghiệp cần có hợp đồng hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp.
Maudon.net sẽ giới thiệu đến độc giả mẫu hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp và những thông tin cần phải biết liên quan đến hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp, đồng thời mọi người đều có thể tải về sử dụng mẫu hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp miễn phí.
Như thế nào là hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp?
Hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp là mẫu hợp đồng được lập nên bởi 2 hay nhiều doanh nghiệp với nhau, nhằm mục đích sáp nhập các công ty, doanh nghiệp lại với nhau tạo thành một doanh nghiệp đồng nhất.
Các thành viên là các chủ sở hữu công ty hay các cổ đông của các công ty chuẩn bị hợp nhất thông qua văn bản hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp. Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm chức vụ quan trọng và cần thiết cho công ty hợp nhất và tiến hành thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất đó.
Hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp phải được gửi đến các chủ nợ trước đó và thông báo cho người lao động trong hệ thống làm việc hiện tại của doanh nghiệp biết.
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán – Mới nhất.
Tải mẫu hợp đồng sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
Hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp là một loại hợp đồng pháp lý giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp được dùng để hợp nhất nhiều doanh nghiệp lại làm một doanh nghiệp thống nhất.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------o0o-----
HỢP ĐỒNG
(Số ……../HĐHN)
(Về việc sáp nhập doanh nghiệp)
- Căn cứ vào....... được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Căn cứ vào Điều lệ ……
- Căn cứ vào Điều lệ ……
Hôm nay, ngày …………… tại địa chỉ ……
Các bên gồm:
- Bên A
Công ty ………..….
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………………. Do ………………. Cấp ngày ……………..
Địa chỉ: ……
Điện thoại: ……..…… Fax: ……
Đại diện: …………
- Bên B
Công ty …………
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………………. Do ………………. Cấp ngày ……………..
Địa chỉ: ………
Điện thoại: ……...…… Fax: ………
Đại diện: ………
Cùng ký kết hợp đồng sáp nhập với những nội dung sau:
Điều 1: Sáp nhập Công ty ………
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………………. Do ………………. Cấp ngày ……………..
Địa chỉ: ……
Điện thoại: ……….........…… Fax: ……
Đại diện: ……
Vào Công ty ……..
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………………. Do ………………. Cấp ngày ……………..
Địa chỉ: …………...
Điện thoại: …………… Fax: …….
Đại diện: ………
Điều 2: Thủ tục và điều kiện sáp nhập .......
Điều 3: Phương án sử dụng lao động ........
Điều 4: Thời hạn, thủ tục chuyển đổi tài sản ......
Điều 5: Thời hạn thực hiện ........
Điều 6: Thông qua điều lệ của công ty nhận sáp nhập ........
Điều 7: Thông qua việc bầu các chức danh quản lý ........
Điều 8: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp ...........
Điều 9: Cam kết của các bên ...........
Điều 10: Hiệu lực hợp đồng .........
Đại diện bên A |
Đại diện bên B |
Nội dung mẫu hợp đồng mua bán sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
Trong hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp, các bên tham gia sẽ cùng nhau thỏa thuận để hợp nhất lại thành một doanh nghiệp duy nhất.
Trong hợp đồng này, các điều khoản và điều kiện của việc hợp nhất sẽ được các bên tham gia hợp đồng hợp nhất cùng thỏa thuận ghi rõ, bao gồm việc: doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động như thế nào kể từ thời điểm sau khi hợp nhất (thường phương thức hoạt động sẽ nhằm cho doanh nghiệp lớn hơn hoặc mạnh hơn). Cụ thể bố cục của một mẫu hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp gồm:
1. Phần thông tin của các bên tham gia hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp
Thông tin của các doanh nghiệp, công ty tham gia hợp nhất bao gồm:
- Tên công ty tham gia hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Địa chỉ, số điện thoại và số Fax của công ty hay doanh nghiệp đó tham gia trong hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp;
- Thông tin về người đại diện đứng ra làm hợp đồng của công ty đó.
2. Phần nội dung hợp đồng sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
Một mẫu hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp sẽ thường bao gồm các điều khoản sau:
- Điều khoản về các bên tham gia: Đây là phần mô tả một cách chi tiết và cụ thể về tên, địa chỉ, và thông tin liên lạc của các công ty chính thức hợp tác và tham gia vào việc hợp nhất;
- Điều khoản về mục đích và phạm vi hợp nhất: nêu rõ lý do và mục tiêu của việc hợp nhất các doanh nghiệp lại với nhau, cũng như phạm vi và lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty sau khi hợp nhất;
- Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên: Phần này quy định rõ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng công ty trong suốt quá trình diễn ra và sau khi hợp nhất;
- Điều khoản về cấu trúc tổ chức sau khi các doanh nghiệp trực tiếp hợp nhất: Mô tả cấu trúc tổ chức mới, bao gồm cả danh sách thông báo về ban lãnh đạo, giám đốc, cổ đông, và các chức vụ quan trọng khác trong công ty sau khi hợp nhất;
- Điều khoản về tài chính và giá trị giao dịch và điều khoản về thời gian và điều kiện hợp nhất;
- Điều khoản về giải quyết tranh chấp có thể xảy ra;
- Điều khoản về bảo mật và bảo vệ thông tin của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất doanh nghiệp và cả công ty đã được hợp nhất;
- Điều khoản khác: Có thể bao gồm các điều khoản liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng, điều chỉnh hợp đồng, hoặc các vấn đề pháp lý khác…
Khi thực hiện hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp cần phải chú ý tới những thông tin của các bên tham gia đồng thời quan trọng nhất là các điều khoản, thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, những thỏa thuận này sẽ là mình chứng nếu như có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra giữa các doanh nghiệp.
>> Tham khảo thêm: Phụ lục hợp đồng là gì?
Ví dụ về hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp
Dưới đây là ví dụ về hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp:
- Facebook và Instagram đã sáp nhập vào năm 2012: Facebook đã mua lại Instagram, một nền tảng chia sẻ ảnh và video, để mở rộng khả năng cung cấp dịch vụ mạng xã hội và tiếp cận người dùng trẻ tuổi. Instagram tiếp tục hoạt động như một thực thể độc lập dưới sự quản lý của Facebook;
- Glaxo Wellcome và SmithKline Beecham hợp nhất thành lập GlaxoSmithKline (GSK) vào năm 2000: Mục tiêu của hợp nhất này là kết hợp các thế mạnh trong nghiên cứu và phát triển dược phẩm của hai công ty nhằm tạo ra một công ty dược phẩm toàn cầu mạnh mẽ hơn.
Câu hỏi liên quan đến hợp đồng mua bán sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
1. Cần chuẩn bị gì khi muốn hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp
Các thành viên là các chủ sở hữu công ty hay là các thành phần cổ đông của các công ty chuẩn bị hợp nhất thông qua văn bản hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp, điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm chức vụ quan trọng và cần thiết cho công ty hợp nhất và tiến hành thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất đó.
>> Tham khảo thêm: Như thế nào là hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp?
2. Khi soạn thảo hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề gì?
Khi thực hiện hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp cần phải chú ý tới những thông tin của các bên tham gia đồng thời quan trọng nhất là các điều khoản, thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, những thỏa thuận này sẽ là mình chứng nếu như có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra giữa các doanh nghiệp.
>> Tham khảo thêm: Nội dung hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp.
3. Vì sao cần hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp?
Sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp là các hình thức liên kết giữa các công ty nhằm tạo ra một thực thể mới nhằm tăng cường quy mô hoạt động, hiệu quả và lợi nhuận.