spot_img
HomeLĩnh vực khácHợp đồng giữ tài sản là gì? Tải Mẫu Hợp Đồng Giữ...

Hợp đồng giữ tài sản là gì? Tải Mẫu Hợp Đồng Giữ Tài Sản

Hợp đồng giữ tài sản là gì? Download mẫu hợp đồng giữ tài sản thông dụng. Tìm hiểu quyền – nghĩa vụ của các bên khi ký hợp đồng giữ tài sản đúng quy định.

Hợp đồng gửi giữ tài sản là gì?

Hợp đồng gửi giữ tài sản là mẫu hợp đồng ghi lại sự thỏa thuận giữa các bên tham gia gửi, giữ tài sản có giá trị cao, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để thực hiện việc bảo quản hộ và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi sau khi đã hết thời hạn hợp đồng.

Bên gửi sau khi nhận lại tài sản sẽ phải trả tiền công cho bên giữ (cũng có thể là trả công bằng một hình thức hợp pháp khác), trừ trường hợp gửi giữ là không mất phí.

Hợp đồng giữ tài sản là gì? Tải Mẫu Hợp Đồng Giữ Tài Sản

Tải miễn phí mẫu hợp đồng gửi giữ tài sản 

Với các loại tài sản nhỏ thì việc gửi giữ tài sản được thực hiện một cách đơn giản tuy nhiên đối với các mẫu tài sản giá trị lớn thì người đứng ra gửi và giữ tài sản phải tiến hành làm hợp đồng gửi giữ tài sản nhằm hợp pháp hóa và làm giấy tờ làm chứng cho những tranh chấp sau này.

Hợp đồng gửi giữ tài sản cần phải được chứng thực theo quy định, chính vì thế không thể viết tay mà phải đánh máy và in như mọi văn bản hợp đồng khác. Dưới đây là mẫu bản hợp đồng gửi giữ tài sản mà chúng tôi sưu tầm được, mọi người có thể tải về và sử dụng miễn phí.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG GỬI GIỮ TÀI SẢN

Số: … /2018/HĐGGTS/VPLSĐMS

Căn cứ Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

Căn cứ …

Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;

Hôm nay, ngày … tháng … năm 2018, tại ... chúng tôi gồm có:

Bên gửi tài sản (sau đây gọi tắt là bên A):

Tên tổ chức: …

Địa chỉ trụ sở: …

Mã số doanh nghiệp: …

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Chức vụ: …

Điện thoại: …

Email: …

(Trường hợp bên gửi tài sản là cá nhân thì được ghi như sau):

Bên gửi tài sản (sau đây gọi tắt là bên A)

Họ và tên: …

Năm sinh: …/ …/ …

Chứng minh nhân dân số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: …

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …

Chỗ ở hiện tại: …

Điện thoại: …

Email: …

Bên giữ tài sản (sau đây gọi tắt là bên B):

Tên tổ chưc: …

Địa chỉ trụ sở: …

Mã số doanh nghiệp: …

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Chức vụ: …

Điện thoại: …

Email: …

Hai bên thoả thuận và đồng ý ký kết hợp đồng gửi giữ tài sản với các điều khoản như sau:

Điều 1. Đối tượng của hợp đồng  

Bên A thuê bên B giữ tài sản:

- Tên tài sản gửi giữ: ...

- Số lượng: …

- Chất lượng: …

- Tình trạng: …

Điều 2. Giá gửi giữ tài sản, phương thức thanh toán

Giá gửi giữ tài sản là: … đồng (Bằng chữ: …).

Phương thức thanh toán: …

Bên A phải trả đủ tiền công tại thời điểm lấy lại tài sản gửi giữ.

Trường hợp bên A lấy lại tài sản trước thời hạn thì vẫn phải trả đủ tiền công và thanh toán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản trước thời hạn (nếu có thoả thuận).

Trường hợp bên B yêu cầu bên A lấy lại tài sản trước thời hạn thì bên B không được nhận tiền công và phải bồi thường thiệt hại cho bên A (nếu có thoả thuận).

(Bên A và bên B thoả thuận các nội dung dung cụ thể và ghi vào trong hợp đồng này).

Điều 3. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

Hợp đồng này được thực hiện kể từ ngày … / …/ … đến ngày … / … / …

Địa điểm nhận gửi tài sản tại …

Bên B phải trả lại chính tài sản đã nhận. Địa điểm trả tài sản gửi giữ là nơi gửi; nếu bên A yêu cầu trả tài sản ở địa điểm khác thì phải chịu chi phí vận chuyển đến nơi đó.

Bên B phải trả lại tài sản đúng thời hạn và chỉ có quyền yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn, nếu có lý do chính đáng.

Trường hợp bên B chậm giao tài sản thì không được yêu cầu bên A trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản, kể từ thời điểm chậm giao và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian chậm giao tài sản.

Trường hợp bên A chậm nhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản và tiền công cho bên B giữ tài sản trong thời gian chậm nhận.

Điều 4. Quyền, nghĩa vụ của bên A

  1. Quyền của Bên A:

Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào (nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn), nhưng phải báo trước cho bên B một thời gian (hợp lý) là … ngày.

Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên B làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

(Bên A và bên B thoả thuận các quyền cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

  1. Nghĩa vụ của bên A:

Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên B biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên A phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

(Bên A và bên B thoả thuận các nghĩa vụ cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của bên B

  1. Quyền của bên B:

Yêu cầu bên A trả tiền công theo thỏa thuận tại hợp đồng này.

Yêu cầu bên A trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.

Yêu cầu bên A nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý là … ngày trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn.

Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên A, báo việc đó cho bên A và trả cho bên A khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản (nếu có thoả thuận).

(Bên A và bên B thoả thuận các quyền cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

  1. Nghĩa vụ của bên B:

Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên A theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên A biết về việc thay đổi.

Thông báo kịp thời cho bên A biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên A cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên A không trả lời thì bên B có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên A thanh toán chi phí.

Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

(Bên A và bên B thoả thuận các nghĩa vụ cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

Điều 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Tiền lãi do chậm thanh toán: Trường hợp bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

Bồi thường thiệt hại: Bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho bên bị vi phạm (nếu có).

Phạt vi phạm hợp đồng: Bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền bằng … % giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm cho bên bị vi phạm.

Điều 7. Chi phí khác

Chi phí vận chuyển tài sản là: … đồng, do bên … chịu trách nhiệm thanh toán.

Chi phí mua bảo hiểm là … đồng, do bên … chịu trách nhiệm thanh toán.

Chi phí … là … đồng, do bên … chịu trách nhiệm thanh toán.

(Bên A và bên A tự thoả thuận về nội dung các khoản chi phí khác và ghi cụ thể vào trong hợp đồng này).

Điều 8. Phương thực giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì hai bên tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Các thoả thuận khác

Bên A và bên B đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.

Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.

Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản./.

BÊN B

(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

Nguyễn Văn B

BÊN A

(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

Nguyễn Văn A

 

Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng gửi giữ tài sản

Mẫu hợp đồng gửi giữ tài sản là mẫu hợp đồng được sử dụng nhiều trong việc gửi giữ các loại tài sản có giá trị cao giữa các bên với mục đích nhờ gửi giữ tài sản hộ và sẽ được trả thù lao theo hợp đồng.

Mẫu hợp đồng gửi giữ tài sản gồm những thông tin quan trọng như: Thông tin về bên gửi tài sản, thông tin về bên nhận giữ tài sản hộ, thông tin về tài sản được đem ra gửi và giữ trong hợp đồng gửi giữ tài sản và sau khi tài sản được giao tới tay người nhận giữ tài sản sẽ trực tiếp phát sinh thêm các loại điều khoản khác.

1. Thông tin về bên gửi giữ tài sản hộ

Những thông tin về bên gửi và bên giữ tài sản trong mẫu hợp đồng gửi giữ tài sản cũng tương tự như những thông tin về các bên tham gia thuộc các bản hợp đồng mua bán và trao đổi tài sản khác. Người làm hợp đồng gửi giữ tài sản cần phải ghi đầy đủ những thông tin liên quan được đề cập trong hợp đồng gửi giữ tài sản.

Cụ thể những thông tin đó bao gồm:

  • Trong trường hợp bên gửi giữ tài sản là tổ chức thì những thông tin bao gồm: Tên tổ chức, địa chỉ trụ sở của tổ chức gửi giữ tài sản đó, mã số doanh nghiệp, thông tin người đại diện theo pháp luật của tổ chức gửi giữ tài sản đó bao gồm họ và tên, địa chỉ và số điện thoại liên hệ, email…;
  • Trong trường hợp người gửi giữ tài sản là cá nhân thì những thông tin cần thiết ghi rõ sẽ là: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giấy chứng minh nhân dân hay căn cước công dân (ghi rõ ngày cấp và do ai cấp) của cả 2 bên tham gia gửi giữ tài sản, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại của người cho gửi giữ sản trong hợp đồng gửi giữ tài sản, số điện thoại liên hệ và địa chỉ email liên hệ.

Đối với thông tin của bên nhận giữ hộ tài sản trong hợp đồng tặng cho tài sản cũng sẽ được ghi những thông tin tương tự với bên gửi tài sản.

2. Phần kết hợp đồng giữ tài sản

Sau khi hoàn thành các thông tin về bên gửi giữ và bên nhận giữ hộ tài sản thì 2 bên thống nhất và ghi kèm những thỏa thuận hay những điều khoản buộc 2 bên phải tuân theo cũng tương tự như những bản hợp đồng mua bán và trao đổi khác là sẽ được lưu sẵn trong mẫu tải. 

Cuối cùng sau khi hoàn thành đơn 2 bên tham gia gửi giữ tài sản ký và ghi rõ họ và tên.

Quyền, nghĩa vụ của bên gửi tài sản trong hợp đồng giữ tài sản

1. Về quyền của bên gửi tài sản

  • Yêu cầu lấy lại tài sản của mình đã nhờ giữ hộ bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không có mục xác định thời hạn gửi giữ, nhưng khi có quyết định lấy lại tài sản cần phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý;
  • Yêu cầu bồi thường những thiệt hại mà bên giữ tài sản hộ gây ra, nếu bên giữ làm mất tài sản hay làm hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ những trường hợp bất khả kháng.

2. Về nghĩa vụ của bên gửi tài sản

  • Khi giao tài sản phải báo lại ngay cho bên giữ có thể biết được tình trạng tài sản và cung cấp thông tin về những biện pháp bảo quản thích hợp đối với từng loại tài sản đem ra gửi giữ; nếu không báo cho bên giữ mà loại tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do bên giữ không được bảo quản thích hợp thì bên gửi tài sản bắt buộc phải tự chịu hậu quả; nếu gây thiệt hại khác thì phải tiến hành bồi thường;
  • Phải trả đủ số tiền công giữ hộ tài sản, đúng thời hạn và đúng phương thức đã được thỏa thuận trong mẫu hợp đồng gửi giữ tài sản. Trừ trường hợp không có thù lao.

Hợp đồng giữ tài sản là gì? Tải Mẫu Hợp Đồng Giữ Tài Sản

Quyền, nghĩa vụ của bên giữ tài sản trong hợp đồng gửi tài sản

1. Về quyền của bên giữ hộ tài sản

  • Yêu cầu bên gửi trả tiền công giữ tài sản hộ theo thỏa thuận trong hợp đồng gửi giữ tài sản;
  • Yêu cầu bên gửi trả những khoản chi phí hợp lý để có thể bảo quản tốt tài sản trong trường hợp gửi không thỏa thuận trả tiền công;
  • Yêu cầu bên gửi phải nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải có thông báo trước cho bên gửi trước một mốc thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ tài sản nhưng không xác định thời hạn gửi giữ;
  • Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ dẫn tới tài sản bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm được những lợi ích cho bên gửi, buộc báo việc đó cho bên gửi và hoàn trả toàn bộ cho bên gửi khoản tiền thu được do việc bán tài sản đó, sau khi trừ hết tất cả những chi phí hợp lý để bán tài sản.

2. Về nghĩa vụ của bên giữ tài sản

  • Bảo quản tài sản được bên gửi nhờ giữ hộ theo đúng thỏa thuận và phải trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ trong bản hợp đồng gửi giữ tài sản;
  • Chỉ được phép thực hiện việc thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn cho mẫu tài sản đó, nhưng hình thức thay đổi phải được báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi cách bảo quản;
  • Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về những nguy cơ có thể dẫn tới việc hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất phức tạp của loại tài sản đó và phải yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn nhất định nhằm đảm bảo cho tài sản;

Nếu hết thời hạn đó mà phía bên gửi tài sản không có bất kỳ phản hồi nào thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết nhất để bảo quản và phải yêu cầu bên gửi thanh toán các loại chi phí phát sinh trên.

  • Phải bồi thường những tổn thất thiệt hại, nếu làm mất hay làm hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ những trường hợp bất khả kháng.

Quyen-va-nghia-vu-cua-ben-giu-tai-san

Một số câu hỏi có liên quan đến hợp đồng gửi giữ tài sản

1. Có cần thiết phải làm hợp đồng gửi giữ tài sản không?

Có.

Với các loại tài sản nhỏ thì việc gửi giữ tài sản được thực hiện một cách đơn giản tuy nhiên đối với các mẫu tài sản giá trị lớn thì người đứng ra gửi và giữ tài sản phải tiến hành làm hợp đồng gửi giữ tài sản nhằm hợp pháp hóa và làm giấy tờ làm chứng cho những tranh chấp sau này.

>> Tham khảo thêm: Tải mẫu hợp đồng gửi giữ tài sản.

2. Nếu như tài sản gửi giữ có nguy cơ hư hỏng thì phải làm sao?

Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về những nguy cơ có thể dẫn tới việc hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất phức tạp của loại tài sản đó và phải yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn nhất định nhằm đảm bảo cho tài sản.

Nếu hết thời hạn đó mà phía bên gửi tài sản không có bất kỳ phản hồi nào thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết nhất để bảo quản và phải yêu cầu bên gửi thanh toán các loại chi phí phát sinh trên.

>> Tham khảo thêm: Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng gửi giữ tài sản.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?