Hướng dẫn cách làm đơn xin thôi học/thủ tục rút hồ sơ cho sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp nghề… có mẫu đơn xin thôi học, mẫu đơn rút hồ sơ miễn phí.
Mẫu đơn xin thôi học là gì? Sinh viên nghỉ học có cần rút hồ sơ không?
➤ Mẫu đơn xin thôi học là mẫu đơn được dùng để xin thôi học (không học tại trường này nữa) vì lý do cụ thể nào đó. Trước khi quyết định nghỉ học luôn tại bất kỳ trường nào, bạn đều cần phải làm đơn xin nghỉ học.
Đơn xin thôi học được viết khi người làm đơn cảm thấy bản thân không đủ điều kiện học tập hay không muốn học tập tại cơ sở giáo dục hiện tại nữa, người làm đơn sẽ viết đơn xin thôi học và gửi tới hiệu trưởng hay ban giám hiệu nhà trường hiện tại mà họ đang học để làm thủ tục thôi học.
➤ Rút hồ sơ khi thôi học không phải là điều bắt buộc, tuy nhiên, bạn vẫn nên rút hồ sơ để thuận tiện hơn cho các quyết định sau này. Chẳng hạn như bạn muốn học lại ở trường khác hoặc chính trường đó thì cần nộp hồ sơ lại vào trường và đăng ký lại từ đầu.
Hoặc khi bạn ứng tuyển tại một vị trí công việc nào đó mà cần các giấy tờ có liên quan trong hồ sơ của mình.
Tải file word mẫu đơn xin thôi học và mẫu đơn xin rút hồ sơ cho sinh viên
➤ Thời gian mà hiệu trưởng, hiệu phó hay ban giám hiệu nhà trường hoặc phòng quản lý sinh viên nơi bạn nộp đơn xin thôi học giải quyết đơn thôi học bao lâu kể từ ngày tiếp nhận đơn xin thôi học tùy thuộc vào quy định của nhà trường.
Tuy nhiên, theo thông thường sẽ là 10 ngày kể từ ngày nhà trường tiếp nhận được đơn xin thôi học của người nộp đơn.
➤ Theo Điều 15 trong Quy chế đào tạo trình độ đại học Ban hành kèm theo Thông tư số 08 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định về việc sinh viên sau khi xin thôi học vì lý do khách quan cá nhân, trừ những trường hợp bị xử phạt bắt buộc phải thôi học hay bị xem xét kỷ luật, muốn xin được học lại thì vẫn sẽ xét tuyển đầu vào lại từ đầu như các học sinh khác.
➤ Sau đây là mẫu đơn xin thôi học chung dành cho sinh viên, đơn xin thôi học và mẫu đơn xin rút hồ sơ/học bạ đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, trung cấp chính trị… mà Maudon.net đã biên soạn để bạn đọc có thể tải về file word miễn phí.
TẢI MIỄN PHÍ:
>> Mẫu đơn xin thôi học cho sinh viên;
>> Mẫu đơn xin rút hồ sơ (đại học, cao đẳng, trung cấp…).
Hướng dẫn cách viết đơn xin thôi học cho sinh viên
Viết đơn đề nghị thôi học không yêu cầu quá nhiều kỹ năng viết, tuy nhiên, bạn vẫn cần phải trình bày đầy đủ những thông tin cần thiết một cách chính xác để đảm bảo đơn sẽ được xử lý nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý và hướng dẫn cơ bản để viết đơn xin thôi học mà Maudon.net đã soạn để bạn tìm hiểu thêm nhé!
- Đầu tiên, bạn cần đưa ra thông tin cá nhân, gồm: Họ tên, giới tính, ngày sinh địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email đang sử dụng;
- Tiếp theo, bạn nên ghi rõ tên trường, mã số sinh viên, lớp, ngành, khoa mà mình đang theo học hoặc số hiệu hồ sơ của bạn (nếu có);
- Sau đó, đưa ra lý do cụ thể về việc muốn thôi học và đề nghị được rút hồ sơ. Bạn nên trình bày lý do một cách rõ ràng, nhằm giúp cho ban giám hiệu nhà trường hiểu rõ tình hình của bạn và đưa ra giải pháp phù hợp;
- Cuối cùng, bạn cần phải ký tên và đính kèm theo các giấy tờ, hồ sơ có liên quan để xin thôi học và rút hồ sơ của mình.
Một số lưu ý khi viết đơn xin thôi học:
- Khi viết đơn xin thôi học, bạn nên sử dụng ngôn từ lịch sự, rõ ràng, tránh sử dụng những từ ngữ mang tính chất bôi nhọ hoặc xúc phạm đến danh dự và uy tín của nhà trường;
- Đơn xin thôi học nên được viết sớm để có đủ thời gian thực hiện các thủ tục và tránh trường hợp phải nộp học phí hay các khoản phí khác của học kỳ kế đến;
- Lý do thôi học cũng cần phải được trình bày rõ ràng và chi tiết để giúp cho việc xử lý đơn được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Nếu trong quá trình học, sinh viên còn nợ tại trường thì nên giải quyết trước khi rút hồ sơ để tránh ảnh hưởng đến các thủ tục khác. Nếu trong hoàn cảnh khó khăn, bạn cần ghi lý do thôi học do hoàn cảnh khó khăn trong đơn thì sẽ được nhà trường xem xét miễn học phí;
- Đối với sinh viên đang ở kỳ học cuối cùng, cần kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin về lễ tốt nghiệp và các thủ tục liên quan để tránh việc bị ảnh hưởng tiêu cực về sau. Nếu cần, bạn có thể liên hệ với phòng đào tạo hoặc phòng hành chính nhân sự của nhà trường để được tư vấn và hỗ trợ thêm;
- Cuối cùng, nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc vướng bận nào trong quá trình làm thủ tục xin thôi học thì bạn cần liên hệ trực tiếp với phòng đào tạo hoặc phòng hành chính nhân sự của trường bạn để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.
>> Có thể bạn quan tâm: Giấy giới thiệu thực tập của nhà trường.
Hướng dẫn cách rút hồ sơ đại học, cao đẳng, trung cấp
Nếu xảy ra một số trường hợp hay một số lý do cá nhân mà khiến bạn không thể tham gia học tập tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề… mà bạn đã đăng ký nhập học, lúc này bạn có thể rút hồ sơ theo hai cách sau đây:
- Sinh viên có thể đến trực tiếp tại trường để rút hồ sơ. Lưu ý phải mang theo thẻ căn cước/căn cước công dân/chứng minh nhân dân và thẻ sinh viên;
- Sinh viên cũng có thể ủy quyền cho người thân đến trường để làm thủ tục rút hồ sơ. Lưu ý người được ủy quyền làm thủ tục cần phải có giấy ủy quyền có xác nhận của chính quyền địa phương.
Tùy thuộc vào những quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như tùy thuộc vào quy chế và thủ tục của từng trường đại học mà mỗi trường đại học sẽ có những quy định về các thủ tục khác nhau. Nhìn chung, thủ tục rút hồ sơ cho sinh viên thôi học bao gồm các thủ tục sau:
- Sinh viên có nguyện vọng rút hồ sơ nhập học viết đơn xin rút hồ sơ và đơn xin thôi học có ý kiến xác nhận của Trưởng khoa;
- Nộp lại thẻ sinh viên và giấy báo nhập học của trường;
- Nộp phiếu thanh toán để xác nhận sinh viên thôi học không nợ gì ở trường;
- Đợi quyết định của nhà trường và thực hiện việc rút hồ sơ tại phòng công tác tuyển sinh.
Lưu ý:
- Ngoài những thủ tục cơ bản nêu trên, sinh viên hoặc phụ huynh muốn rút hồ sơ để thôi học cần tiến hành liên hệ với bên phía nhà trường, cụ thể là tới các phòng như: Phòng đào tạo, phòng công tác tuyển sinh, phòng công tác sinh viên, khoa quản lý… để làm các thủ tục liên quan;
- Về vấn đề bồi thường học phí sau khi rút hồ sơ để sinh viên thôi học, pháp luật hiện hành không có quy định. Như vậy khi sinh viên đã nhập học rồi hoàn toàn có thể rút hồ sơ nhập học bình thường bằng cách tiến hành thủ tục rút hồ sơ. Và nếu muốn rút hồ sơ để thôi học thì cần phải tuân thủ thực hiện các quy định riêng của mỗi trường.
>> Tham khảo thêm: Tải giấy khám sức khỏe khi nhập học.
Câu về cách làm đơn xin thôi học và đơn rút hồ sơ cho sinh viênn
1. Vừa mới xác nhận nhập học đại học có rút hồ sơ được không?
➤ Theo quy định chung của các trường, khi bạn đã xác nhập nhập học xong trên hệ thống, mọi thông tin của bạn sẽ được cập nhật lên trên hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau đó sẽ tự động khóa đăng ký nhập học ở các nguyện vọng khác của các trường trên toàn quốc, bạn sẽ không được hủy trực tuyến việc xác nhận nhập học mà phải liên hệ trực tiếp với trường mà đã xác nhận nhập học để giải quyết.
➤ Như vậy, sau khi xác nhận nhập học trực tuyến xong, nếu muốn hủy hoặc rút hồ sơ, bạn phải tìm cách liên hệ với trường mình đã nhập học để tìm cách giải quyết xem được hay không. Chính vì vậy, nếu bạn còn nhiều phân vân khi lựa chọn xác nhận nhập học cần xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.
2. Khi đã xác nhận nhập học thì có được nhập học ở trường khác?
Sau khi xác nhận được nhập học đại học trực tuyến, trong vòng 5 ngày, bạn cần đến trường hoặc thực hiện online việc nhập học và tiến hành nộp hồ sơ để hoàn thành thủ tục nhập học đúng thời hạn.
Theo quy định chung của các trường, những bạn đã mà đã xác nhận nhập học sẽ không được tham gia xét tuyển bổ sung hoặc là nhập học trường khác nữa. Nếu muốn hủy xác nhận nhập học đó, bạn phải liên hệ trực tiếp với trường đại học để được giải quyết.