spot_img
HomeGiáo dục - Đào tạoTải giấy khám sức khỏe đi học đại học, cao đẳng, trung...

Tải giấy khám sức khỏe đi học đại học, cao đẳng, trung cấp…

Giấy khám sức khỏe đi học là gì? Khám sức khỏe đi học ở đâu? Khám sức khỏe đại học gồm những gì? Tải mẫu giấy khám sức khỏe đi du học, học ĐH, CĐ…

Khi nào thì cần xin giấy khám sức khỏe để nhập học?

Giấy khám sức khỏe là mẫu giấy chứng nhận của bệnh viện hay cơ sở y tế để xác nhận điều kiện sức khỏe hiện tại của người đăng ký khám sức khỏe.

Giấy khám sức khỏe hay giấy chứng nhận sức khỏe đi học là một trong những loại giấy tờ cần thiết và bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ xin việc cũng như trong việc nhập học các trường cao đẳng hay đại học. Giấy khám sức khỏe được coi là loại giấy cần thiết để chứng minh một cá nhân có đầy đủ sức khoẻ để học tập và làm việc.

Về giấy khám sức khỏe đi học, giấy này sẽ cần khi nhà trường yêu cầu học sinh hay sinh viên nộp cho trường. Thông thường dùng để sinh viên nộp cho các trường đại học khi nộp hồ sơ vào trường.

Tải giấy khám sức khỏe đi học đại học, cao đẳng, trung cấp...

Tải  mẫu giấy khám sức khỏe đi học cho sinh viên

➤ Giấy khám sức khỏe nhập học là một trong những loại giấy tờ cần thiết và bắt buộc trong hồ sơ nhập học của sinh viên để vào các trường đại học hay cao đẳng hoặc trung cấp nghề.

➤ Dưới đây là mẫu giấy khám sức khỏe chuẩn theo quy định của nhà nước dựa vào Thông tư 14 mà Maudon.net đã tổng hợp để bạn đọc có thể tải về file word miễn phí.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

Phụ lục 1

MẪU GIẤY KHÁM SỨC KHỎE DÙNG CHO NGƯỜI TỪ ĐỦ 18 TUỔI TRỞ LÊN

(Kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 

của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

.....................

.....................

Số:    /GKSK-.........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                   

GIẤY KHÁM SỨC KHỎE

 

Họ và tên (chữ in hoa): ………….………………………...…....………

Giới:          Nam           Nữ        Tuổi:...............................

Số CMND hoặc Hộ chiếu: .......................... cấp ngày....../..../..............

tại……………………………….

Chỗ ở hiện tại:…………………………………….......................……......

………………….................…...………………….....…………….……...…

Lý do khám sức khỏe:...............................................................................

 

TIỀN SỬ BỆNH CỦA ĐỐI TƯỢNG KHÁM SỨC KHỎE

  1. Tiền sử gia đình: 

          Có ai trong gia đình ông (bà) mắc một trong các bệnh: truyền nhiễm, tim mạch, đái tháo đường, lao, hen phế quản, ung thư, động kinh, rối loạn tâm thần,  bệnh khác:          a) Không     ;  b)  Có ; Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh:.............................................................................................................................

  1. Tiền sử bản thân: Ông (bà) đã/đang mắc bệnh, tình trạng bệnh nào sau đây không: Bệnh truyền nhiễm, bệnh tim mạch, đái tháo đường, lao, hen phế quản, ung thư, động kinh, rối loạn tâm thần, bệnh khác: a) Không       ; b)  Có

Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh:  ……………………………................…………

…………………………………………………..……………………………………………….

  1. Câu hỏi khác (nếu có): 
  2. a) Ông (bà) có đang điều trị bệnh gì không? Nếu có, xin hãy liệt kê các thuốc đang dùng và liều lượng:

………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………..…………..………….…………………….…

  1. b) Tiền sử thai sản (Đối với phụ nữ): …………………………………………………….

………………………………………………………………………………….……………….

Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây hoàn toàn đúng với sự thật theo sự hiểu biết của tôi.

................. ngày .......... tháng.........năm................

Người đề nghị khám sức khỏe

(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

  1. KHÁM THỂ LỰC  

Chiều cao:  ...............................cm;   Cân nặng: ........................ kg;   Chỉ số BMI: ..............................

Mạch: ........................lần/phút;        Huyết áp:.................... /..................... mmHg  

Phân loại thể lực:..............................................................................................................................................................

  1. KHÁM LÂM SÀNG 

Nội dung khám

Họ tên, chữ ký của Bác sỹ

1. Nội khoa

a) Tuần hoàn: ............................................................................................................................................

  Phân loại .....................................................................................................................................................

b) Hô hấp: .....................................................................................................................................................

  Phân loại ......................................................................................................................................................

c) Tiêu hóa: ..................................................................................................................................................

  Phân loại ..................................................................................................................................................... 

d) Thận-Tiết niệu: ....................................................................................................................................

  Phân loại ......................................................................................................................................................

đ) Cơ-xương-khớp: ................................................................................................................................

  Phân loại ......................................................................................................................................................

e) Thần kinh: ................................................................................................................................................

  Phân loại ......................................................................................................................................................

g) Tâm thần: .................................................................................................................................................

  Phân loại ......................................................................................................................................................

2. Ngoại khoa: ........................................................................................................................................

  Phân loại ......................................................................................................................................................

3. Sản phụ khoa:  ..................................................................................................................................

  Phân loại ......................................................................................................................................................

4. Mắt: 

- Kết quả khám thị lực: Không kính:  Mắt phải:.............  Mắt trái: ....................

                            Có kính:        Mắt phải: ............. Mắt trái: ....................

- Các bệnh về mắt (nếu có): ..........................................................................................................

- Phân loại: ..................................................................................................................................................

5. Tai-Mũi-Họng

- Kết quả khám thính lực: 

Tai trái:    Nói thường:.......................... m;    Nói thầm:.............................m

Tai phải:  Nói thường:.......................... m;     Nói thầm:.............................m

- Các bệnh về tai mũi họng (nếu có):……....................................……….….......…………

- Phân loại: .................................................................................................................................................

6. Răng-Hàm-Mặt

- Kết quả khám: + Hàm trên:..........................................................................................................

                           + Hàm dưới: .......................................................................................................

- Các bệnh về Răng-Hàm-Mặt (nếu có)..............................................................................

- Phân loại:.....................................................................................................................................................

7. Da liễu: .....................................................................................................................................................

  Phân loại:.....................................................................................................................................................

..............................................................................................................................

..........................................

..........................................

..........................................

..........................................

..........................................

..........................................

..........................................

..........................................

..........................................

..........................................

..............................................................................................................................

..........................................

..........................................

..........................................

..........................................

..........................................

..........................................

..........................................

..........................................

..........................................

..........................................

..............................................................................................................................

..........................................

..........................................

..........................................

..........................................

..........................................

..........................................

..........................................

III. KHÁM CẬN LÂM SÀNG

Nội dung khám

Họ tên, chữ ký

của Bác sỹ

1. Xét nghiệm máu:

a) Công thức máu: Số lượng HC: .....................................................................................     

                               Số lượng Bạch cầu: .......................................................................

                                        Số lượng Tiểu cầu:.........................................................................

b) Sinh hóa máu: Đường máu: ............................................................................................

    Urê:..................................................................... Creatinin:.........................................................

    ASAT (GOT):..........................................   ALAT (GPT): ...........................................

c) Khác (nếu có):...............................................................................................................................

................................................

................................................

................................................

................................................

................................................

................................................

................................................

2. Xét nghiệm nước tiểu:

a) Đường: ...............................................................................................................................................

b) Prôtêin: ..............................................................................................................................................

c) Khác (nếu có): .............................................................................................................................

................................................

................................................

................................................

3. Chẩn đoán hình ảnh:  

..........................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................

................................................

................................................

................................................

  1. KẾT LUẬN
  2. Phân loại sức khỏe:...................................................................................................................................... 
  3. Các bệnh, tật (nếu có): ...............................................................................................................................

.........................................................................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................................................................

 

…………………ngày…… tháng……… năm.................

NGƯỜI KẾT LUẬN

(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

Khám sức khỏe đại học gồm những gì?

Theo nội dung có trong Thông tư số 10 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định danh mục khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên sẽ bao gồm các mục khám lâm sàng và cận lâm sàng, kiểm tra thể chất.

Trong đó, khám thể chất sẽ bao gồm các quy trình như đo cân nặng, chiều cao, đo nhịp thở, đo huyết áp và chỉ số BMI cùng với những xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng để biết được chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại của sinh viên.

➤ Các nội dung trong khám lâm sàng (tức là không có các xét nghiệm)

  • Khám lâm sàng là một quy trình đầu tiên khi khám chữa bệnh thông qua các quan sát và thao tác thăm khám bên ngoài. Đây sẽ là cơ sở để giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh và định hướng cho các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp khác; 
  • Tại một số bệnh viện, quy trình khám lâm sàng có thể đã bao gồm kiểm tra thể chất nêu trên. Nghĩa là, theo danh mục khám lâm sàng của bệnh viện đó đã bao gồm cả khám chuyên khoa về thị lực, răng hàm mặt, da liễu, tai mũi họng, khám phụ khoa đối với nữ giới.

➤ Các nội dung trong khám cận lâm sàng: Trong danh mục này, người tham gia khám bệnh sẽ được thực hiện các kiểm tra sau: 

  • Xét nghiệm kiểm tra công thức máu, đường huyết;
  • Xét nghiệm nước tiểu (xem các bệnh liên quan đến thận);
  • Chụp X-quang tim phổi (xem tim phổi có tổn thương không);
  • Ngoài ra, người khám có thể được quyền yêu cầu thực hiện một kiểm tra cận lâm sàng khác theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo yêu cầu cụ thể từ nhà trường.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin rút học bạ.

kham-suc-khoe-di-hoc-dai-hoc-gom-nhung-gi

Sinh viên cần chuẩn bị những gì khi khám sức khỏe đi học đại học, cao đẳng?

Nhiều bạn sinh viên năm nhất, mới từ cấp 3 lên sẽ bỡ ngỡ khi đi khám sức khỏe. Do đó cần lưu ý những điều sau: 

  • Mang theo 1 ảnh thẻ 4x6cm được chụp trong 6 tháng gần nhất và giấy tờ tùy thân như CCCD/CMND/hộ chiếu hay bằng lái xe… các giấy tờ có thông tin cá nhân và hình ảnh của mình để chứng minh danh tính;
  • Đối với xét nghiệm máu và nước tiểu, các cơ sở y tế, bệnh viện sẽ yêu cầu người tiến hành không ăn uống ít nhất là 6 giờ trước khi xét nghiệm. Do đó, người khám tổng quát nên đi khám vào buổi sáng;
  • Chọn mặc các trang phục thoải mái để có thể thuận tiện cho việc di chuyển và thực hiện các xét nghiệm cần thiết (như thay áo khi và phòng chụp X-quang);
  • Với trường hợp đi chụp X-quang, cần phải loại bỏ các vật kim loại trước khi thực hiện (có thẻ là áo lót, dây nịt…);
  • Cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh của cả bản thân và của gia đình để bác sĩ có thể đưa ra được chẩn đoán bệnh chính xác. Nếu bạn đang bị bệnh và đang dùng thuốc thì tốt nhất là nên mang theo đơn thuốc và bệnh án gần nhất cho bác sĩ xem;
  • Đối với các bạn nữ, không nên đi khám khi có kinh nguyệt vì khi có kinh nguyệt hormon và các chỉ số trong máu có phần thay đổi sẽ làm kết quả kiểm tra sức khỏe không được chính xác. Sau khi hết kỳ kinh nguyệt từ 3 – 5 ngày thì bạn có thể đi khám sức khỏe.

>> Tham khảo thêm: Mẫu giấy xác nhận sinh viên đang theo học tại trường.

Khám sức khỏe nhập học ở đâu?

Theo như quy định, tất cả những bệnh viện từ cấp huyện trở lên đều thuộc danh sách được chỉ định khám và cấp giấy khám sức khỏe cho người đi khám sức khỏe.

Còn đối với các phòng khám và cơ sở y tế tư nhân thì phải được được Bộ Y tế cấp giấy phép mới có đầy đủ quyền cấp giấy khám sức khỏe xin việc hay đi học cho cá nhân. Vì vậy, bạn cần chú ý lựa chọn những cơ sở y tế có đủ điều kiện theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế như:

  • Bệnh viện có danh tiếng, uy tín, đã hoạt động được nhiều năm trong lĩnh vực y tế;
  • Có đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng… có trình độ tay nghề tốt, có nhiều kinh nghiệm làm việc;
  • Có hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, đồng bộ, các thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt.

Ngoài ra, giấy khám sức khỏe của các bệnh viện công lập và các cơ sở y tế tư nhân được cấp phép sẽ được công nhận. Tuy nhiên, bệnh viện hay các cơ sở y tế phải tuân thủ một số yêu cầu của Bộ Y tế về cơ sở vật chất hay trang thiết bị y tế như: 

  • Về cơ sở vật chất: Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa (sản phụ khoa, răng hàm mặt, nội khoa – ngoại khoa, tai mũi họng, nhãn khoa), phòng chụp X-quang, xét nghiệm…;
  • Các trang thiết bị: Cần có  máy xét nghiệm nước tiểu, máy phân tích huyết học, máy phân tích sinh hóa, dụng cụ lấy máu, lấy mẫu đảm bảo tiêu chuẩn y tế, máy X-quang, bộ xét nghiệm nước tiểu…;
  • Để có thể bảo vệ được quyền lợi của bản thân khi đi khám sức khỏe tổng quát và tránh những gặp phải những rắc rối trong quá trình nhập học, tân sinh viên cần tuân thủ đúng nội quy của việc khám sức khỏe do nhà trường quy định. Các bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế đã được kiểm định để hoàn tất quá trình kiểm tra sức khỏe chất lượng, kết quả chính xác. 

Tại các tỉnh thành trên cả nước, số lượng các bệnh nhân đến khám sức khỏe tổng quát tại các bệnh viện công lập không quá đông nên bạn có thể đến đó để kiểm tra sức khỏe.

Tuy nhiên, số lượng người khám bệnh tại những bệnh viện công ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng là rất lớn. Do đó, bạn có thể cân nhắc khám bệnh tại bệnh viện tư nhân hay cơ sở tư nhân  uy tín để giảm thời gian chờ đợi và được sử dụng dịch vụ khám thuận tiện hơn.

Có thể bạn quan tâm (tải miễn phí):

>> Mẫu đơn xin gia hạn thời gian học tập cho sinh viên;

>> Mẫu đơn xin học lại môn cho sinh viên;

>> Mẫu đơn xác nhận học phần tường đương;

>> Mẫu giấy giới thiệu thực tập cho sinh viên.

kham-suc-khoe-di-hoc-dai-hoc-gom-nhung-gi

Câu hỏi liên quan đến mẫu giấy khám sức khỏe nhập học 

1. Tại sao lại phải khám sức khỏe trước khi nhập học?

Giấy khám hay giấy chứng nhận sức khoẻ là một trong các loại giấy tờ cần thiết và bắt buộc phải có trong việc nhập học các trường cao đẳng hay đại học. Đây là một trong những loại giấy tờ rất cần thiết để chứng minh một sinh viên có đầy đủ sức khoẻ để học tập.

2. Tôi có thể khám sức khỏe ở những đâu?

Bạn có thể khám sức khỏe ở bất cứ bệnh viện nào bạn muốn, miễn đó là bệnh viện trực thuộc từ cấp huyện trở lên.

3. Nếu sinh viên không tham gia khám sức khỏe đầu vào sẽ bị xử lý như thế nào?

Nếu không có giấy khám sức khỏe trong hồ sơ nhập học, sinh viên có thể bị từ chối và được nhà trường yêu cầu bổ sung thêm để hoàn thiện hồ sơ. Trong quá trình học, nếu nhà trường có yêu cầu nộp giấy khám sức khỏe mà sinh viên không nộp, tùy vào quy định của từng trường mà mức phạt có thể khác nhau, thông thường là bị trừ điểm rèn luyện.

4. Khám sức khỏe đi học hay xin việc có được dùng BHYT không?

Khám sức khỏe đi học hay xin việc sẽ không được dùng BHYT. Có thể áp dụng bảo hiểm y tế khi cá nhân có nhu cầu khám sức khỏe tổng quát và phát hiện ra dấu hiệu bệnh, cần phải tiếp tục chữa bệnh.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?