spot_img
HomeGiáo dục - Đào tạoQuy định chuyển trường, chuyển lớp, các lý do xin chuyển lớp

Quy định chuyển trường, chuyển lớp, các lý do xin chuyển lớp

Việc chuyển trường, chuyển lớp thường xảy ra trong một số trường hợp liên quan đến nơi sinh sống của bố mẹ, công việc, sự phù hợp với con em hoặc vì nhiều lý do khác. Cùng Maudon.net tìm hiểu kỹ hơn về quy định chuyển trường, chuyển lớp hiện nay nhé!

Lý do chuyển trường phổ biến ở học sinh 

Việc chuyển trường có thể được hiểu là việc học sinh vì một lý do cần phải đăng ký học tại một ngôi trường mới. Điều này có thể xảy ra ở mọi cấp học, từ tiểu học đến trung học và đại học, và thường yêu cầu học sinh tuân theo mọi quy trình chuyển trường do Bộ Giáo dục hoặc các cơ quan quản lý giáo dục quy định.

>> Tải miễn phí: Đơn xin chuyển trường cho học sinh.

Quy định chuyển trường, chuyển lớp, các lý do xin chuyển lớp

Các lý do phổ biến cho việc chuyển trường:

  • Khi gia đình học sinh chuyển đến sống ở một nơi khác;
  • Học sinh có thể chuyển trường vì mong muốn được học trong một môi trường giáo dục tốt hơn hoặc phù hợp hơn với bản thân;
  • Một số học sinh có thể gặp vấn đề về sức khỏe, yêu cầu học tại một môi trường phù hợp hơn, gần nhà hoặc gần các cơ sở y tế;
  • Một số trường có các chương trình học đặc biệt, chuyên ngành hoặc hoạt động ngoại khóa mà học sinh muốn tham gia nhưng trường học hiện tại lại không cung cấp chương trình mong muốn, học sinh có thể xin chuyển sang trường khác;
  • Trong một số trường hợp, học sinh có thể gặp khó khăn trong việc hoà nhập với các bạn học, một số vấn đề về giao tiếp, bạo lực học đường…

>> Xem thêm: Đơn xin miễn học thể dục.

Các lý do xin chuyển lớp 

Học sinh, phụ huynh có thể yêu cầu chuyển lớp nhưng không phải trường hợp nào cũng có được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường. Để được chuyển lớp thì học sinh phải đưa ra được lý do hợp lý đủ sức thuyết phục.

Các lý do xin chuyển lớp phổ biến như:

  • Xung đột, mâu thuẫn với bạn bè cùng lớp;
  • Không hoà hợp được với giáo viên chủ nhiệm;
  • Vấn đề về giao tiếp với các bạn cùng lớp;…

Về thủ tục xin chuyển lớp tuỳ theo yêu cầu cụ thể của nhà trường, thường thì chỉ cần có đơn xin được chuyển lớp do phụ huynh viết được gửi tới văn phòng trường. Sau khi xem xét nếu cảm thấy phù hợp thì nhà trường sẽ đồng ý cho học sinh được chuyển lớp.

Có thể bạn quan tâm:

>> Đơn xin chuyển lớp – Hướng dẫn cách viết;

>> Đơn xin đổi giáo viên – Xin đổi giảo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.

Quy định về việc chuyển trường, chuyển lớp

1. Cấp mầm non

Việc chuyển trường của trẻ mầm non không có quy định cụ thể trong các văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Điều này có nghĩa là phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của phụ huynh và sự đồng ý của nhà trường. Nếu phụ huynh có nhu cầu, nhà trường thường sẽ tạo điều kiện cho trẻ chuyển trường.

2. Cấp tiểu học

Theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, việc chuyển trường cho học sinh tiểu học được quy định chi tiết hơn. Cụ thể, phụ huynh cần gửi đơn xin chuyển trường đến trường nơi muốn chuyển đến. Khi trường mới đồng ý tiếp nhận học sinh, hiệu trưởng của trường hiện tại có trách nhiệm trả hồ sơ cho phụ huynh trong vòng 3 ngày làm việc để hoàn tất thủ tục chuyển trường.

Quy định về chuyển trường, chuyển lớp

3. Cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông

Đối với học sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT), việc chuyển trường được quy định cụ thể tại Điều 35 của Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT. Học sinh có quyền chuyển trường nhưng phải tuân thủ một số điều kiện sau:

1. Học sinh THCS chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố: Hồ sơ được nộp cho Hiệu trưởng nhà trường nơi tiếp nhận, và việc chuyển trường sẽ được giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Chuyển trường từ tỉnh, thành phố khác: Hồ sơ nộp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo của nơi đến, nơi sẽ kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường theo nơi cư trú.

2. Học sinh THPT chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố: Hồ sơ nộp cho Hiệu trưởng nhà trường nơi đến để xem xét, giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Chuyển trường từ tỉnh, thành phố khác: Hồ sơ được nộp cho Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi sẽ kiểm tra và giới thiệu học sinh về trường tiếp nhận.

Thời gian thích hợp để chuyển trường là sau khi kết thúc học kỳ I hoặc trong kỳ nghỉ hè trước khi khai giảng năm học mới. Trong trường hợp đặc biệt, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (với THCS) hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (với THPT) có thể xem xét cho phép chuyển trường ngoài thời gian quy định.

>> Tải ngay: Mẫu giấy giới thiệu chuyển trường – cùng tỉnh, khác tỉnh.

Quy định chuyển trường đối với học sinh Việt Nam học ở nước ngoài

Việc tiếp nhận học sinh Việt Nam từ nước ngoài về học tại các trường trung học ở Việt Nam có các quy định rõ ràng về điều kiện và thủ tục.

1. Điều kiện tiếp nhận chuyển trường về Việt Nam

  • Học sinh được cấp học bổng theo Hiệp định: Những học sinh đang theo học ở nước ngoài diện được cấp học bổng theo Hiệp định, thỏa thuận giữa Việt Nam với các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế;
  • Du học tự túc: Học sinh đang theo học ở nước ngoài theo diện du học tự túc hoặc theo hợp đồng đào tạo giữa cơ sở giáo dục Việt Nam và các tổ chức/cá nhân nước ngoài;
  • Theo gia đình làm việc ở nước ngoài: Học sinh theo cha mẹ hoặc người giám hộ làm việc ở nước ngoài, hoặc học sinh Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể xin chuyển về học ở Việt Nam.

>> Xem thêm: Thủ tục gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài.

2. Thủ tục tiếp nhận học sinh chuyển trường từ nước ngoài về Việt Nam

  • Học sinh THCS: Cần có học bạ hoặc giấy xác nhận kết quả học tập từ các lớp trước đó, kèm theo xác nhận của nhà trường về việc học sinh được chuyển lên lớp trên;
  • Học sinh THPT: Phải có văn bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp THCS (hoặc tương đương với bằng THCS của Việt Nam);
  • Học sinh học ở nước ngoài: Sau thời gian học ở nước ngoài, nếu đã từng học tại Việt Nam, cần có bằng tốt nghiệp bậc học đã học ở Việt Nam trước đó.

Quy định chuyển trường, chuyển lớp, các lý do xin chuyển lớp

3. Điều kiện về tuổi của học sinh

Học sinh về nước xin học có thể được gia hạn thêm 3 tuổi so với tuổi quy định của từng cấp học, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em hòa nhập với hệ thống giáo dục trong nước.

4. Chương trình học tập

  • Chương trình học ở nước ngoài phải có nội dung tương đương với chương trình giáo dục Việt Nam ở các môn thuộc nhóm khoa học tự nhiên;
  • Với các môn học thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn, học sinh cần bổ sung thêm kiến thức để phù hợp với chương trình giáo dục Việt Nam;
  • Học sinh đang học dở một lớp ở nước ngoài và xin chuyển về học tiếp lớp tương đương tại Việt Nam sẽ phải trải qua kiểm tra trình độ tại trường tiếp nhận, theo quy định của chương trình lớp học đó.

Câu hỏi liên quan đến quy định chuyển trường, chuyển lớp

1. Có cần phải có sự đồng ý của trường thì học sinh mới được chuyển trường hay không?

Mặc dù việc chuyển trường là một quyền lợi của trẻ em và học sinh, nhưng quyền này không phải là tuyệt đối. Điều kiện để học sinh có thể chuyển trường cần có sự đồng ý của trường nơi chuyển đến. N

ếu trường nơi tiếp nhận không đồng ý, thì thủ tục chuyển trường không thể tiến hành, và trường hiện tại cũng sẽ không thực hiện việc trả hồ sơ.

Việc từ chối có thể xảy ra trong các trường hợp như:

  • Không đủ chỗ học hoặc quá tải học sinh;
  • Không phù hợp với điều kiện của trường (ví dụ như chương trình học khác nhau hoặc thiếu điều kiện để hỗ trợ học sinh chuyển đến);
  • Lý do học tập hoặc kỷ luật của học sinh.

Do đó, việc có được lý do chính đáng và sự đồng ý của cả hai trường là điều kiện cần để chuyển trường thành công.

2. Thủ tục chuyển trường gồm có giấy tờ gì?

Theo Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hồ sơ chuyển trường cho học sinh THCS (Trung học cơ sở) và THPT (Trung học phổ thông) bao gồm các tài liệu sau:

  • Đơn xin chuyển trường được ký bởi người giám hộ hợp pháp của học sinh;
  • Phải nộp bản chính học bạ của học sinh;
  • Văn bản xác nhận trúng tuyển vào trường THPT quy định rõ loại hình trường mà học sinh đã trúng tuyển, chẳng hạn trường công lập hay tư thục;
  • Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng trường nơi học sinh đang theo học cấp.

Giấy giới thiệu chuyển trường của cơ quan quản lý giáo dục:

  • Đối với học sinh THCS, giấy giới thiệu chuyển trường được cấp bởi Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo nơi trường hiện tại tọa lạc;
  • Đối với học sinh THPT, giấy giới thiệu chuyển trường được cấp bởi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi học sinh đang học, trong trường hợp chuyển từ tỉnh/thành phố khác.

3. Học sinh ngoại quốc có được theo học các cơ sở giáo dục tại Việt Nam hay không? Nếu được thì thủ tục xin học như thế nào?

Học sinh là người ngoại quốc hoàn toàn có thể theo học ở các cơ sở giáo dục của Việt Nam. được xem xét theo các diện học bổng, theo diện hợp đồng đào tạo trao đổi học sinh, hoặc theo cha, mẹ sang định cư tại Việt Nam.

Hồ sơ chuyển trường của học sinh là người nước ngoài theo quy định bao gồm các văn bản sau:

  • Đơn xin học phải được ký bởi người giám học hợp pháp của học sinh;
  • Bản tóm tắt lý lịch: bản dịch phải có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia gửi học sinh đến Việt Nam;
  • Học bạ hoặc Bằng/Giấy xác nhận nhận tốt nghiệp có giá trị tương đương ở Việt Nam;.
  • Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo cấp trước khi học sinh đến Việt Nam;
  • Ảnh chân dung theo quy định kích thước 4×6 cm.

Ở bài viết trên, maudon.net đã cùng các bạn tìm hiểu về quy định chuyển trường, chuyển lớp và các thông tin liên quan có ích giúp các bạn hiểu rõ hơn, có cái nhìn tổng quan hơn. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn được tư vấn, tham khảo các loại mẫu đơn thì hãy liên hệ ngay với maudon.net để được tư vấn tận tình nhất nhé!

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?