Hợp đồng cải tạo nhà ở là gì? Khi làm hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở thì cần lưu ý những điều gì? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu hợp đồng cải tạo nhà ở
Hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở là gì?
➤ Hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở là mẫu hợp đồng được lập nên bởi bên cần thuê cải tạo, sửa chữa nhà ở với bên cung cấp dịch vị cải tạo, sửa chữa nhà ở;
➤ Trong hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở, các bên tham gia cùng nhau thỏa thuận về các điều liên quan đến việc sửa chữa, cải tạo nhà ở như: Yêu cầu và chất lượng về kỹ thuật của nhà ở, chi phí, thời gian thi công…;
➤ Theo hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở thì bên cung cấp dịch vụ sửa chữa, cải tạo nhà ở có trách nhiệm phải thực hiện đúng các yêu cầu đã thỏa thuận trong hợp đồng và được nhận thù lao khi đã hoàn thành công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng. Còn bên cần thuê cải tạo sửa chữa nhà ở thì có trách nhiệm phải thanh toán đầy đủ các chi phí như đã giao kèo lúc ký hợp đồng.
Tải về miễn phí mẫu hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở mẫu mới nhất
Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có quyết định về mẫu chung cho hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở. Bạn đọc có thể tải mẫu hợp đồng sẵn có hoặc tự soạn hợp đồng. Dưới đây là một số mẫu hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở mà Maudon.net đã tìm và sưu tầm được. Bạn đọc có thể tải về tham khảo để hoàn thành bản hợp đồng mà mình đang cần tìm để đỡ mất thời gian cho việc tự soạn thảo hợp đồng:
1. Hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở mẫu số 1
Đây là mẫu hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ và chi tiết các điều lệ liên quan đến việc cải tạo, sửa chữa nhà ở.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------
HỢP ĐỒNG SỬA CHỮA NHÀ Ở
(Số: ……………./HĐSCNO)
Hôm nay, ngày …………. tháng …………. năm …………….., Tại ………………………...
Chúng tôi gồm có:
BÊN CHỦ NHÀ (BÊN A): ……………………………………………………………
Ông/bà: ……………CMND số: ………….…… Ngày cấp …….. Nơi cấp …………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………………………………………………………..
Là chủ sở hữu nhà ở: …………………………………………………………………..
BÊN NHẬN KHOÁN (BÊN B): …………………………………………………........
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………..........
Điện thoại: …………………………………………………………………….................
Do ông (bà): ……………...………Chức vụ: ………………………………làm đại diện.
Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:
ĐIỀU 1: NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐẶT KHOÁN
Bên A đặt khoán cho bên B những công việc sửa chữa căn nhà số ………………………
theo hồ sơ được chính quyền cho phép (nếu có) bảo đảm các yêu cầu sau:
- Nền móng phải bảo đảm: ………………………………………………………..............
- Vách nhà phải bảo đảm: …………………………………………………………...........
- Địa điểm và quy cách phần bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh phải bảo đảm: ………………………………......................................................................................
- Yêu cầu về các lầu nhà (nếu có): ……………………………….......................................
- Yêu cầu về trần nhà, mái nhà: ……………………………………………….....................
- Yêu cầu về cổng, cửa chính nhà, cửa hậu nhà: …………………………….......................
- Yêu cầu về quét vôi, quét sơn: ……………………………………………........................
- Các yêu cầu đặc biệt khác cho căn nhà: …………………………………...........................
ĐIỀU 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ TIỀN VỐN ỨNG TRƯỚC
- a) Phần nguyên vật liệu bên A cung ứng gồm: …………………………………..................
- b) Phần nguyên vật liệu bên B cung ứng gồm: ……………………………………..............
- c) Chủ nhà ứng trước số tiền mua nguyên vật liệu là ……………………… đồng.
- d) Các bên phải chịu mọi trách nhiệm về chất lượng, số lượng và mọi hậu quả do nguyên vật liệu mình cung ứng.
ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN B
3.1 Tự tổ chức mọi công việc sau khi đã nhận khoán, bảo đảm thời hạn khoán, chất lượng và kỹ thuật xây dựng, sửa chữa nhà theo yêu cầu cụ thể của bên A.
3.2. Bảo quản và sử dụng tiết kiệm các nguyên vật liệu trong thời gian làm việc. Hư hỏng phương tiện hoặc mất mát nguyên vật liệu bên B phải chịu trách nhiệm (nếu bên A ở tại chổ và nhận trách nhiệm bảo quản nguyên vật liệu, công cụ lao động ngoài giờ làm việc thì mất mát vào thời gian nào trách nhiệm thuộc bên đó).
3.3. Khi kết quả công việc chưa bàn giao cho bên A thì bên B phải chịu mọi rủi ro xảy ra, trừ trường hợp bất khả kháng.
3.4. Phải sửa chữa kịp thời những sai sót khi bên A phát hiện mà không được tính thêm tiền công.
ĐIỀU 4: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN A
4.1. Cung ứng đầy đủ các điều kiện vật chất, nguyên vật liệu, giấy tờ pháp lý, tài liệu, họa đồ …. cho bên B đúng với thỏa thuận.
4.2. Chuẩn bị chổ ở cho ………. người bên B, lo ăn ngày ……. bữa cơm cho ….. người thợ (nếu bên B có yêu cầu).
4.3. Bên đặt khoán phải chịu trách nhiệm trước chính quyền khi kiểm tra các thủ tục pháp lý về xây dựng, sửa chữa phải bồi thường hợp đồng cho bên B khi bị chính quyền đình chỉ công việc.
ĐIỀU 5: THỜI HẠN HỢP ĐỒNG VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Thời gian sửa chữa căn nhà dự kiến hoàn thành trong thời gian không quá ……….…. ngày (hoặc tháng).
Bên đặt khoán sẽ thanh toán trên cơ sở tiến độ việc.
- Đợt 1: Sau khi ký hợp đồng ……… % giá trị tổng công thợ.
- Đợt 2: Sau khi hoàn thành ……….% căn nhà sẽ thanh toán ………. % giá trị ……. tổng công thợ.
- Đợt cuối sau khi nhận bàn giao toàn bộ việc khoán và quyết toán công nợ.
ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Các bên cam kết cùng nhau thực hiện hợp đồng. Nếu trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc các bên sẽ trao đổi trên tinh thần hợp tác, trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì việc tranh chấp sẽ được phán quyết bởi tòa án.
Hợp đồng được lập thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
2. Hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở mẫu số 2
Dưới đây là mẫu hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở có kèm theo và bổ sung một số Bộ luật có liên quan đến việc sửa chữa, cải tạo nhà ở. Mẫu hợp đồng này nêu rõ và chi tiết các điều lệ liên quan đến các bên tham gia hợp đồng và những thông tin liên quan đến việc cải tạo, sửa chữa nhà ở.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….,ngày …. tháng … năm ….
HỢP ĐỒNG SỬA CHỮA NHÀ Ở
Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015.
Căn cứ luật thương mại năm 2005.
Căn cứ quy định pháp luật có liên quan.
Căn cứ nhu cầu của hai bên.
Chúng tôi gồm có:
Bên chủ nhà ( Bên A): ……………………………………………………………
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………
Chứng minh nhân dân số: ……………... cấp ngày ……………………………….
Tại: …………………………………………………………………………………
Bên nhận sửa nhà ( Bên B):………………………………………………………
Địa chỉ:……………………………………………………………………………..
Mã số thuế:………………………………………………………………………….
Người đại diện:…………… Chức danh:……………………………………………
Nơi cư trú:………………………………………………………………………….
Hai bên lập thỏa thuận lập hợp đồng sửa chữa nhà với nội dung cụ thể sau đây:
Điều 1: Nội dung công việc
Sửa chữa nhà trọn gói số nhà……………………………………………………
Điều 2. Thời gian thực hiện
Từ ngày……tháng……năm đến ngày….tháng…..năm……
Dự kiến bắt đầu thực hiện từ ngày……tháng……năm đến ngày….tháng…..năm…
Điều 3. Giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán
Hình thức hợp đồng là hợp đồng sửa chữa nhà ở.
Phương thức thanh toán:………………………………………………………
Điều 4. Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật
Theo hồ sơ được chính quyền cho phép bảo đảm các yêu cầu sau:
Nền móng phải bảo đảm:
……………………………………………………………………………………
Vách nhà phải bảo đảm:
……………………………………………………………………………………
Địa điểm và quy cách phần bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh phải bảo đảm:
……………………………………………………………………………………
Yêu cầu về các tầng:
………………………………………………………………………………….
Yêu cầu về trần nhà, mái nhà:
…………………………………………………………………………………..
Yêu cầu về cổng, cửa chính nhà, cửa hậu nhà:
…………………………………………………………………………………..
Yêu cầu về quét vôi, quét sơn:
……………………………………………………………………………………
Các yêu cầu khác cho căn nhà:
………………………………………………………………………………………
Điều 5. Nghiệm thu và bàn giao nhà ở
Nghiệm thu bàn giao:………………………………………………………………
Thời gian bảo hành:……………………………………………………………......
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ bên A
Cung cấp đủ tài liệu nhà ở đã được duyệt, giấy tờ khác như đã thỏa thuận.
Được yêu cầu bên B chỉnh lại như đúng với thỏa thuận.
Thanh toán đủ số tiền cho bên B như đã thỏa thuận.
Sẵn sang cung cấp thông tin, số liệu theo yêu cầu của bên B
Bên A phải chịu trách nhiệm trước chính quyền khi kiểm tra các thủ tục pháp lý về xây dựng, sửa chữa phải bồi thườn hợp đồng cho bên nhận khoán khi bị chính quyền đình chỉ công việc.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ bên B
Thực hiện thi công và đảm bảo thời gian thực hiện, chất lượng như đã thỏa thuận.
Tuân thủ đúng trình tự kỹ thuật đảm bảo sự vững chắc của nhà ở.
Bên B chịu trách nhiệm về những lỗi sửa chữa do mình gây ra.
Bên B chịu trách nhiệm về an toàn lao động cho người trực tiếp sửa chữa nhà ở.
Chịu trách nhiệm về kỹ thuật, chất lượng nhà ở sau khi hoàn thành.
Khi kết quả công việc chưa bàn giao cho chủ nhà thì bên thợ phải chịu mọi rủi ro tự nhiên xảy ra.
Điều 8. Khối lượng công việc và chi phí phát sinh
Khối lượng công việc phát sinh theo yêu cầu của bên A.
Chi phí phát sinh được thỏa thuận cụ thể:………………………………………
Điều 9. Tiến độ thực hiện
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 10. Chấm dứt hợp đồng
Khi các bên thực hiện xong nghĩa vụ theo thỏa thuận.
Một trong các bên vi phạm nghiêm trọng hợp đồng:……………………………..
Điều 11. Sự kiện bất khả kháng
Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra như lũ lụt, sóng thần,… không tính thời gian gặp thiên tai vào thời gian thực hiện hợp đồng theo yêu cầu.
Thực hiện thông báo cho các bên khi gặp sự kiện bất khả kháng trong thời gian:………………………………………………………………………….
Điều 12. Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng có hiệu lực từ ngày…..tháng….năm…...
BÊN A |
BÊN B |
Ký và ghi rõ họ tên |
Ký và ghi rõ họ tên |
Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở
Khi muốn cải tạo, sửa chữa nhà ở thì việc làm hợp đồng là một việc rất cần thiết và quan trọng mà bạn đọc cần phải chú ý và quan tâm. Việc làm hợp đồng cải tạo, sửa chữa không khó và cũng khá là dễ viết giống như các mẫu hợp đồng khác. Thông thường, một mẫu hợp đồng gồm có cấu trúc như sau:
1. Phần đầu của hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở
Phần đầu của hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở gồm có Quốc ngữ, tiêu ngữ và tên hợp đồng:
- Quốc ngữ và tiêu ngữ được viết in hoa, chữ in đậm và được căn giữa trang giấy;
- Ghi rõ thông tin địa điểm đính kèm ngày tháng năm lập hợp đồng;
- Tên hợp đồng ghi là hợp đồng sửa chữa, cải tạo nhà ở.
2. Thông tin của hai bên tham gia ký kết hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở
➤ Thông tin của bên chủ nhà:
- Họ và tên đầy đủ của người cần sửa chữa, cải tại nhà ở (Bên A);
- Thông tin địa chỉ thường trú: Ghi rõ tên phường, xã, huyện, tỉnh;
- Căn cước công dân số mấy? Được cấp vào ngày bao nhiêu và được cơ quan chức năng nào cấp?
- Thông tin số điện thoại là bao nhiêu?
- Là chủ sở hữu của nhà ở đâu?Ghi rõ địa chỉ của nhà ở cần được sửa chữa, cải tạo.
➤ Thông tin của bên cung cấp dịch vụ cải tạo, sửa chữa nhà ở (Bên B):
- Họ và tên đầy đủ của người hoặc tên công ty bên cung cấp dịch vụ cải tạo, sửa chữa nhà ở;
- Thông tin địa chỉ thường trú hoặc nơi trụ sở chính làm việc;
- Mã số của doanh nghiệp là bao nhiêu? Và mã số thuế là bao nhiêu?
- Số tài khoản ngân hàng đồng thời kèm theo tên ngân hàng đã đăng ký tài khoản;
- Thông tin liên hệ của bên cá nhân, doanh nghiệp là gì? Cụ thể là số điện thoại, email, và số fax;
- Nếu bên B là công ty, doanh nghiệp thì người đại diện cho công ty, doanh nghiệp đứng ra ký kết hợp đồng là ai? Ghi rõ họ và tên kèm theo chức vụ của người đó trong công ty, doanh nghiệp;
- Nơi cư trú của người đại diện là ở đâu? Ghi rõ thông tin phường, xã, huyện, tỉnh.
3. Phần nội dung của hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở
Sau khi điền đầy đủ thông tin của hai bên tham gia thì phần tiếp theo là các nội dung cần thỏa thuận trong hợp đồng cải tạo, sửa chữa nhà ở. Cụ thể gồm những mục như sau:
➤ Nội dung công việc: Sửa chữa trọn gói cho ngôi nhà số bao nhiêu? Ghi rõ thông tin số nhà, phường, xã, huyện, tỉnh;
➤ Thời gian thực hiện:
- Từ ngày nào đến ngày nào?
- Dự kiến bắt đầu thực hiện từ ngày tháng năm bao nhiêu đến ngày tháng năm bao nhiêu?
➤ Giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán:
- Tổng giá trị của công việc sau khi hoàn thành là bao nhiêu? (Chưa kể phần chi phí phát sinh thêm sau khi ký hợp đồng);
- Phương thức thanh toán là gì? (Chuyển khoản hay đưa bằng tiền mặt);
- Thanh toán trong bao nhiêu đợt? Thanh toán 1 lần hay chia ra nhiều đợt khác nhau?
➤ Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật:
Trong quá trình thực hiện cần phải đảm bảo những yêu cầu:
- Nền móng phải đảm bảo bao nhiêu?
- Vách nhà phải đảm bảo bao nhiêu?
- Địa điểm và quy cách phòng bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh cần đảm bảo như thế nào?
- Yêu cầu về các tầng nhà làm sao (Nếu có tầng)?
- Yêu cầu về trần nhà, mái nhà cần phải như thế nào?
- Yêu cầu về cổng, cửa chính nhà, cửa hậu nhà như thế nào?
- Quét vôi quét sơn cần yêu cầu làm sao?
- Và cần yêu cầu thêm gì cho ngôi nhà nữa?
➤ Nghiệm thu và bàn giao nhà ở:
- Nghiệm thu bàn giao vào ngày tháng năm bao nhiêu?
- Thời gian bảo hành là bao lâu? Ghi rõ số tháng hoặc số năm bảo hành.
➤ Quyền và nghĩa vụ của bên A;
➤ Quyền và nghĩa vụ của bên B;
➤ Khối lượng công việc và chi phí phát sinh:
- Khối lượng công việc được phát sinh theo yêu cầu của bên A;
- Chi phí phát sinh được thỏa thuận cụ thể là bao nhiêu?
➤ Tiến độ thực hiện:
- Ghi rõ thời gian cụ thể để thực hiện sửa chữa, cải tạo nhà ở;
- Tiếp đến là ghi rõ thời gian hoàn thành công việc đã thỏa thuận.
➤ Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng:
- Khi các bên đã thực hiện xong trách nhiệm như đã thỏa thuận;
- Trường hợp công việc chưa hoàn thành mà một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường như thế nào?
➤ Sự kiện bất khả kháng:
- Nếu trong quá trình thực hiện công việc mà gặp thiên tai, lũ lụt hoặc sóng thần, sạt lở… thì không tính vào thời gian thực hiện công việc như đã thỏa thuận trong hợp đồng;
- Nếu không may gặp phải sự cố bất khả kháng trên thì cần thông báo cho các bên tham gia hợp đồng đồng thời ghi rõ khoảng thời gian xảy ra sự cố bất khả kháng này.
➤ Hiệu lực hợp đồng: Hợp đồng có hiệu lực từ ngày tháng năm nào? Ghi rõ ngày tháng năm;
➤ Sau khi đã kiểm tra lại toàn bộ các thông tin đã đưa ra, được sự đồng ý và chấp thuận của các bên tham gia thì tiến hành ký kết hợp đồng. Các bên tham gia ký và ghi rõ họ và tên.
Những điều cần lưu ý khi làm hợp đồng cải tạo sửa chữa nhà ở
Là một mẫu hợp đồng quan trọng khi sửa chữa, cải tạo nhà ở giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng. Và cũng là một văn bản nêu ra những quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng sửa chữa, cải tạo nhà ở các bên tham gia ký kết cần phải lưu ý một số điều như sau:
➤ Thông tin các bên tham gia cần phải ghi đúng, đầy đủ và rõ ràng. Nếu muốn chính xác nhất thì nên dựa vào thông tin trong các giấy tờ tùy thân để ghi cho chuẩn nhất;
➤ Cần nắm rõ thông tin của bên nhận sửa chữa, cải tạo nhà. Xem xét xem phía công ty, cá nhân này có uy tín hay không? Có vướng vào hành vi vi phạm pháp luật hay không? Kinh nghiệm và tay nghề trong lĩnh vực sửa chữa nhà của họ có tốt hay không?
➤ Tiền bạc là một vấn đề rất phức tạp, vì vậy cần phải thỏa thuận rõ chi phí cũng như giá cả của toàn bộ công việc sau khi hoàn thành;
➤ Cần phải thỏa thuận kỹ phương thức thanh toán (Bằng tiền mặt hay bằng phương thức chuyển khoản) và chi phí được thanh toán duy nhất một lần sau khi hoàn thành công việc hay là được chia nhỏ ra thành nhiều lần thanh toán trong quá trình thực hiện công việc;
➤ Cần phải nêu rõ và cam kết về các nội dung yêu cầu và chất lượng kỹ thuật trong quá trình sửa chữa nhà ở;
➤ Cần nêu rõ về quyền và trách nhiệm nghĩa vụ của cả hai bên tham gia ký kết hợp đồng;
➤ Thỏa thuận rõ về tiến độ thực hiện, cụ thể là hoàn thành công việc trong bao lâu? Thời gian là khi nào? Và lúc nào thì bàn giao lại cho chủ nhà?
➤ Và mục cực kỳ quan trọng mà bạn đọc cần hết sức lưu tâm đó là các khoản bồi thường thiệt hại nếu không may có tranh chấp xảy ra giữa hai bên hoặc một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Một số câu hỏi liên quan đến hợp đồng cải tạo nhà ở
1. Hợp đồng sửa chữa, cải tạo nhà ở có cần phải đưa đến cơ quan có thẩm quyền để công chứng hay không?
Không.
Vì đây là hợp đồng dân sự, được ký kết giữa bên muốn sửa chữa nhà ở với bên nhận sửa chữa nhà ở, trong hợp đồng nêu ra các thông tin liên quan đến việc sửa chữa nhà ở và các thỏa thuận giữa các bên tham gia về vấn đề sửa chữa nhà ở nên không cần phải công chứng.
2. Cần phải lưu ý những gì khi làm hợp đồng sửa chữa, cải tạo nhà ở không?
Vì đây là một hợp đồng quan trọng khi muốn sửa chữa cải tạo nhà ở vì vậy, trước khi ký kết hợp đồng cần phải tìm hiểu kỹ về bên nhận sửa chữa, cải tạo nhà ở xem họ có uy tín hay không? Kinh nghiệm và tay nghề của họ có đảm bảo thực hiện tốt các công việc mà mình yêu cầu trong việc sửa chữa nhà ở hay không?
>> Tham khảo thêm: Những điều cần lưu ý khi làm hợp đồng cải tạo sửa chữa nhà ở
Trên đây là một số thông tin về hợp đồng sửa chữa nhà ở. Hy vọng bài viết có thể đem lại những thông tin hữu ích đến các bạn đọc.