spot_img
HomeXây dựng - Nhà đấtDownload - Mẫu đơn xin xác nhận đất không có Tranh Chấp

Download – Mẫu đơn xin xác nhận đất không có Tranh Chấp

Như thế nào là mẫu đơn xin xác nhận đất không có tranh chấp? Những thông tin liên quan đến đơn xin xác nhận đất không tranh chấp và tải mẫu đơn miễn phí.

Khái niệm mẫu đơn xin xác nhận đất không có tranh chấp

Mẫu đơn xin xác nhận đất không tranh chấp là một trong những mẫu giấy tờ pháp lý quan trọng được sử dụng khi người dân muốn chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất của bản thân cho người khác hoặc xin cấp sổ đỏ với hộ gia đình hay cá nhân đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa có sổ.

Ngoài ra, trong các hoạt động cho tặng hay mua bán… mẫu đất khi có giấy xác nhận đất không tranh chấp sẽ giải quyết được việc tranh chấp tài sản giữa các thành viên trong gia đình.

Mau-giay-xac-nhan-dat-khong-tranh-chap

Tải miễn phí mẫu giấy xác nhận đất không tranh chấp

Mẫu giấy xác nhận đất không tranh chấp được sử dụng để làm mẫu giấy tờ cần thiết trong hồ sơ mua bán, sử dụng hay cho tặng đất nhằm mục đích xác nhận rằng mẫu đất trong hồ sơ hoàn toàn không có sự tranh chấp từ bất kỳ bên nào khác.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…. ngày……tháng…..năm…..

ĐƠN XÁC NHẬN ĐẤT KHÔNG CÓ TRANH CHẤP

V/v tình trạng thửa đất không có tranh chấp

Kính gửi: – UBND xã/phường…..

Văn phòng đăng ký đất đai quận/huyện….

Hoặc Phòng Địa chính xã/phường….

Căn cứ luật đất đai năm 2013;

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ nhu cầu thực tế của ….

Tôi tên là: …………………………….. Sinh năm …………..….

Số CMND/CCCD: …. Cấp ngày….tháng….năm….. Do ….

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………….

Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………..

Tôi xin trình bày như sau:…………………………………

Tôi là chủ sở hữu mảnh đất số…. có diện tích….. theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa chỉ….

Lý do xin xác nhận: bán/chuyển nhượng quyền sử dụng đất/xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ….

Căn cứ pháp lý:

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013:  Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất Đất không có tranh chấp

Điểm a Khoản 2 Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai: Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.

Nay tôi làm đơn này, xin …… xác nhận thửa đất trên đang đang được sử dụng cư trú ổn định lâu dài, không có tranh chấp, khiếu nại, không nằm trong quy hoạch, không bị thế chấp, bảo lãnh, bị kê biên để đảm bảo để thi hành án và đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận hoặc thực hiện các giao dịch…

Tôi xin cam đoan những điều nói trên là hoàn toàn đúng sự thật.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tài liệu kèm theo đơn:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có);

– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân;

– Sổ hộ khẩu;

Người làm đơn

(ký và ghi rõ họ tên)

 

Nội dung chính trong đơn xin xác nhận đất không tranh chấp

Ngoài những nội dung đã trùng khớp với thể thức trình bày như văn bản hành chính thông thường, thì cần phải đảm bảo các nội dung chính khác trong đơn xin xác nhận đất không có tranh chấp, đó là những nội dung sau:

  • Cơ quan trực tiếp tiếp nhận đơn xin xác nhận đất không có tranh chấp;
  • Thông tin người làm đơn: Họ và tên hay ngày, tháng, năm sinh; số CMND/CCCD… của người làm đơn xin xác nhận đất không có tranh chấp thông tin về Hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay;
  • Thông tin về mảnh đất cần xin xác nhận không tranh chấp bao gồm: Địa chỉ mảnh đất, đặc điểm, nguồn gốc, tình trạng mảnh đất cần xin xác nhận không tranh chấp (diện tích, nguồn gốc…);
  • Lời đề nghị xác nhận đất không tranh chấp: Người làm đơn cần ghi rõ về lời đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận mảnh đất trên đang được sử dụng hoàn toàn không có bất kỳ tranh chấp, khiếu nại; mảnh đất không thuộc diện quy hoạch, mảnh đất không bị đem ra thế chấp, làm bảo lãnh hay bị kê biên để đảm bảo được việc thi hành bất kỳ bản án nào…

Ngoài ra, trong mẫu đơn xin xác nhận đất không tranh chấp cần có phần nội dung quan trọng khác là thẩm định của Cơ quan chức năng có thẩm quyền kèm theo xác nhận và chữ ký.

Hướng dẫn cách viết đơn xin xác nhận đất không tranh chấp

Mẫu đơn xin xác nhận đất không tranh chấp về cơ bản cũng giống như những mẫu văn bản hành chính khác. Khi soạn mẫu giấy xác nhận đất không tranh chấp cần phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ những nội dung quan trọng sau:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ là phần luôn bắt buộc của đơn xin xác nhận đất không tranh chấp, được ghi ở trên cùng và chính giữa trang của mẫu đơn;
  • Ngày, tháng, năm làm đơn xin xác nhận đất không tranh chấp, người làm đơn ghi rõ ngày tháng năm tại thời điểm viết đơn;
  • Tên đơn, ở đây là đơn xin xác nhận đất không tranh chấp vì thế người làm đơn đề tên đơn là ‘’ĐƠN XIN XÁC NHẬN’’ sau đó ghi ở phía dưới dòng tên đơn là (Về việc tình trạng của mẫu đất không có tranh chấp, mẫu đất không vi phạm về quy hoạch sử dụng đất);
  • Phần kính gửi, Người làm đơn ghi rõ người nhận đơn là UBND xã, phường nơi có mẫu đất cần phải tiến hành việc xác nhận là đơn vị có thẩm quyền thực hiện trực tiếp việc xác nhận việc quyền sử dụng mẫu đất;
  • Tên của người xin xác nhận đất không có tranh chấp, ghi rõ ràng những thông tin chính như: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, số CMND hoặc số CCCD, địa chỉ cư trú cụ thể ghi trong hộ khẩu, số điện thoại để có thể liên hệ;
  • Lý do làm đơn: Người làm đơn phải trình bày cụ thể và chi tiết về lý do thực hiện làm đơn ví dụ: Để xin giấy phép xây dựng, cải tạo, sang tên, để thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất…

Cá nhân và tổ chức tiến hành làm đơn cần phải ghi đầy đủ các giấy tờ, tài liệu chứng minh kèm theo mẫu đơn nhằm thuận lợi hơn cho quá trình làm việc xác nhận không tranh chấp đất cũng như tránh các rủi ro pháp lý có thể xảy ra sau này.

  • Thông tin của mẫu đất mà người dân cần xác nhận không xảy ra tranh chấp: Người làm đơn khai rõ số thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ của mẫu đất, diện tích sử dụng, vị trí tiếp giáp, ngày cấp sổ đỏ nếu có, thời hạn sử dụng đất còn lại…;
  • Những tài sản gắn liền với mẫu đất cần xác nhận không xảy ra tranh chấp(nếu có);
  • Phần đề nghị: Người làm đơn xin xác nhận đất không tranh chấp cần phải ghi rõ đề nghị UBND xã M xác nhận mẫu đất trên đang được sử dụng và ổn định cư trú lâu dài, không có bất kỳ hành động tranh chấp, không nằm trong quy hoạch, khiếu nại, không bị đem ra để thế chấp, bảo lãnh, không bị kê biên để đảm bảo và thực hiện thi hành án. Mẫu đất đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định để có thể được cấp phép giấy chứng nhận hoặc thực hiện các giao dịch khác…;
  • Tại mục cuối cùng là chữ ký người làm đơn: Ký và ghi rõ họ tên.

>> Xem thêm: Mẫu đơn khỏi kiện tranh chấp đất đai có sổ đỏ.

Thủ tục cần thực hiện khi làm đơn xin xác nhận đất không tranh chấp

Để có thể thực hiện việc xác nhận mẫu đất không tranh chấp người dân cần thực hiện những bước sau:

Bước 1: Cá nhân cần xác nhận mẫu đất không tranh chấp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định  đã được ban hành của pháp luật

Bước 2: Cá nhân tiến hành việc nộp hồ sơ xác nhận mẫu đất không tranh chấp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế bộ phận hành chính một cửa thuộc UBND cấp xã nơi trực tiếp nhận hồ sơ. Thời gian tiếp nhận hồ sơ xác nhận đất không tranh chấp là tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ những ngày nghỉ lễ theo quy định)

Bước 3: Cán bộ thực hiện việc tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý đồng thời với nội dung hồ sơ:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ thì cán bộ sẽ tiến hành viết giấy hẹn ngày nhận lại hồ sơ xác nhận đất không tranh chấp;
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ thì cán bộ sẽ hướng dẫn người dân hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 4: Cán bộ thực hiện việc chuyển hồ sơ đến Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ xác nhận đất không tranh chấp và tiến hành việc trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5: Cá nhân nhận lại kết quả hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế bộ phận hành chính một cửa thuộc UBND cấp xã.

Trường hợp hồ sơ xác nhận đất không tranh chấp không hợp lệ thì cán bộ trở hồ sơ thực hiện việc trả lại và nêu rõ lý do.

Hiện nay không có bất kỳ mẫu văn bản nào quy định thời gian cụ thể về việc tiến hành giải quyết hồ sơ xin xác nhận mẫu đất không có tranh chấp. Chính vì vậy UBND xã của từng địa phương sẽ lên lịch hẹn thời gian trả hồ sơ cụ thể.

>> Xem thêm: Mẫu văn bản hòa giải tranh chấp đất đai.

Một số thông tin về việc hòa giải tranh chấp đất đai

Mot-so-thong-tin-ve-viec-hoa-giai-tranh-chap-dat-dai

1. Khái niệm thế nào là việc tranh chấp đất đai?

Căn cứ theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất năm 2013, tranh chấp đất đai có nghĩa là việc tranh chấp về quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người sử dụng đất giữa hai hay nhiều bên khác nhau trong quan hệ đất đai.

2. Tranh chấp đất đai có nhất thiết phải hòa giải không?

Tại khoản 1 của Điều 202 Luật Đất đai ban hành vào năm 2013 quy định như sau:

Nhà nước chủ trương khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự thực hiện việc hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp về đất đai thông qua việc thực hiện hòa giải ở cơ sở.

Tiếp đó tại khoản 2 Điều 3 thuộc Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có quy định rõ:

  • Đối với việc tranh chấp: Ai là người có quyền sử dụng mẫu đất mà chưa được tiến hành việc hòa giải tại Cơ quan Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có mẫu đất bị các bên tranh chấp thì được mặc định là chưa có đủ điều kiện để tiến hành việc khởi kiện;
  • Đối với các hành động tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng mảnh đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ hoặc chồng là quyền sử dụng đất, tranh chấp về quyền thừa kế và sử dụng đất… thì thủ tục hòa giải việc tranh chấp mẫu đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có mảnh đất đang bị tranh chấp không phải là điều kiện để thực hiện việc tiến hành khởi kiện vụ án.

Như vậy, đối với việc tranh chấp mảnh đất, người có quyền sử dụng mảnh đất thì bắt buộc phải tiến hành việc hòa giải, còn các tranh chấp đất đai còn lại thì không bắt buộc tiến hành hòa giải.

3. Thực hiện việc giải quyết, hòa giải tranh chấp đất ở đâu?

Căn cứ vào Điều 202 Luật Đất đai ban hành năm 2013:

  • Việc tranh chấp đất đai nhưng các bên trực tiếp tranh chấp không tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND thuộc cấp xã nơi có đất đang bị tranh chấp để hòa giải;
  • Chủ tịch UBND thuộc cấp xã có trách nhiệm phải tiến hành tổ chức việc hòa giải và tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương của mình; trong quá trình thực hiện tổ chức phải phối hợp với Cơ quan Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thuộc cấp xã và các tổ chức các thành viên của mặt trận cùng với các tổ chức xã hội khác.

4. Hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện trong thời gian bao lâu?

Thủ tục giải quyết và hòa giải việc tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã và được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, bắt đầu tính kể từ ngày Cơ quan chức năng nhận được đơn yêu cầu giải quyết vụ tranh chấp đất đai.

Một số câu hỏi liên quan đến đơn xác nhận đất không có tranh chấp

1. Nội dung quan trọng cần phải chú ý trong đơn xác nhận đất không tranh chấp là gì?

Nội dung cần chú ý trong đơn xác nhận đất không có tranh chấp là lời đề nghị xác nhận đất không tranh chấp.

>> Tham khảo thêm: Nội dung chính trong đơn xin xác nhận đất không tranh chấp.

2. Tại sao phải ghi đầy đủ các giấy tờ, tài liệu chứng minh kèm theo mẫu đơn?

Cá nhân và tổ chức tiến hành làm đơn cần phải ghi đầy đủ các giấy tờ, tài liệu chứng minh kèm theo mẫu đơn nhằm thuận lợi hơn cho quá trình làm việc xác nhận không tranh chấp đất cũng như tránh các rủi ro pháp lý có thể xảy ra sau này.

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin xác nhận đất không tranh chấp.

3. Thời gian tiến hành giải quyết hồ sơ xác nhận mảnh đất không tranh chấp là bao lâu?

Hiện nay không có bất kỳ mẫu văn bản nào quy định thời gian cụ thể về việc tiến hành giải quyết hồ sơ xin xác nhận mẫu đất không có tranh chấp. Chính vì vậy UBND xã của từng địa phương sẽ lên lịch hẹn thời gian trả hồ sơ cụ thể.

>> Tham khảo thêm: Thủ tục cần thực hiện khi làm đơn xin xác nhận đất không tranh chấp.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?