spot_img
HomeViệc làm - Nhân sựTải mẫu đơn xin nghỉ phép không lương và chế độ nghỉ...

Tải mẫu đơn xin nghỉ phép không lương và chế độ nghỉ phép

Chế độ nghỉ phép của người lao động quy định như thế nào? Tải mẫu đơn xin nghỉ phép không lương. Bảo hiểm xã hội, BHYT chi trả chế độ ốm đau bao nhiêu?

Quy định, trường hợp hợp được nghỉ phép không lương 

Quy định về nghỉ phép không hưởng lương theo Điều 115 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH1 như sau người lao động được nghỉ không hưởng lương 1 ngày và chỉ cần thông báo với người sử dụng lao động trong các trường hợp sau:

  • Người lao động xin nghỉ phép vì lý do người thân trong gia đình qua đời;
  • Cha hoặc mẹ kết hôn;
  • Anh, chị, em ruột kết hôn.

Trong những trường hợp này, người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện cho người lao động nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định và không được từ chối.

Nếu vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Đối với những lý do khác, người lao động cũng có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương mà không bị giới hạn số ngày nghỉ, miễn là có sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Trong trường hợp này, người sử dụng lao động có quyền chấp nhận hoặc từ chối thỏa thuận mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ tết sớm.

Tải mẫu đơn xin nghỉ phép không lương và chế độ nghỉ phép

Tải mẫu đơn xin nghỉ phép không hưởng lương 

Tải mẫu đơn xin nghỉ phép không hưởng lương tại Maudon.net.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------

ĐƠN XIN NGHỈ KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG

 

Kính gửi:      - Ban Giám đốc Công ty[1]…………………………………………;

                     - Trưởng phòng Hành Chính – Nhân Sự[2];

                     - …………………………………………………………………;

 

Tôi tên là: ................................................................................

Sinh ngày: ...............................................................................

Chức vụ: ............................. Tại[3]: ...............................................

Điện thoại liên lạc: ...................................................................

Nay tôi làm đơn này xin phép [4]...................................... cho tôi được nghỉ phép không hưởng lương từ  ngày [5]…./..../….. đến ngày …./…./…..

Lý do nghỉ phép[6]:

................................................................................................

................................................................................................

Tôi đã bàn giao đầy đủ công việc của mình cho [7]................................................................................................ ............................................. trong toàn bộ thời gian nghỉ phép.

Các công việc được bàn giao[8]:

-...............................................................................................

-...............................................................................................

Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc ngay sau khi hết thời gian xin nghỉ nêu trên, nếu không tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước công ty.

Kính mong Ban Giám Đốc xem xét và chấp thuận.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 ……, ngày…..tháng…..năm 2023

Người làm đơn[9]

[1] Điền tên công ty nơi người lao động đang làm việc.

[2] Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức, quản lý và quy định của công ty; người lao động điền tên bộ phận, chức vụ của người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt đơn xin nghỉ phép không hưởng lương.

[3] Điền phòng/ban/bộ phận/tổ/.... nơi người lao động đang làm việc.

[4] Điền tên bộ phận, chức vụ của người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt đơn xin nghỉ phép không hưởng lương.

[5] Điền cụ thể ngày, tháng, năm bắt đầu và kết thúc thời gian xin nghỉ phép không hưởng lương.

[6] Người lao động nên ghi rõ lý do xin nghỉ phép, lý do càng cụ thể, càng hợp lý thì sẽ càng dễ được chấp thuận và phê duyệt. Tuyệt đối tránh ghi những lý do xin nghỉ phép chung chung (như nghỉ vì lý do cá nhân, bận việc gia đình...).

[7] Điền đầy đủ họ tên, chức vụ, phòng/ban của người được bàn giao công việc trong thời gian người lao động xin nghỉ phép.

[8] Điền các công việc mà người lao động bàn giao trong thời gian nghỉ phép, công việc được bàn giao điền càng chi tiết thì người tiếp nhận càng dễ dàng trong việc thực hiện công việc, đồng thời người có thẩm quyền phê duyệt đơn cũng dễ dàng hơn trong việc giám sát.

[9] Người lao động xin nghỉ phép ký và ghi rõ họ tên tại phần này.

Chế độ nghỉ phép của người lao động đối với trường hợp ốm đau 

Dựa trên quy định của Điều 26 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian tối đa hưởng chế độ đau trong một năm cho người lao động được quy định như sau:

Đối với người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường:

  • Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm, người lao động được hưởng tối đa 30 ngày;
  • Nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, thời gian hưởng tăng lên thành 40 ngày;
  • Đối với những người đã đóng từ đủ 30 năm trở lên, thời gian hưởng lên đến 60 ngày;

Đối với trường hợp người lao động làm việc trong môi trường khắc nghiệt, tính chất công việc nặng nhọc, thường xuyên đối mặt với nguy hiểm, khí độc, hóa chất:

  • Nếu thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc trong trường hợp làm việc tại nơi có chỉ số phụ cấp là 0.7 trở lên, người lao động có thể hưởng lên đến:
    • 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội trong 15 năm;
    • 50 ngày nếu đã đóng từ trong khoảng từ 15 năm đến dưới 30 năm;
    • 70 ngày nếu đóng từ 30 năm trở lên.
  • Trong trường hợp nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, người lao động có thể hưởng chế độ đau tối đa 180 ngày, tính cả ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.

Thông tin chi tiết và các điều chỉnh mới sẽ được cập nhật bởi Bộ Y tế.

Mức hưởng chế độ bảo hiểm đối với NLĐ đau ốm

Quy định trong Điều 28 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về cách tính trợ cấp ốm đau cho người lao động như sau:

>> Người lao động được hưởng trợ cấp ốm đau trong điều kiện bình thường, nếu bệnh do công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc nếu bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, họ được hưởng 75% số tiền đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ.

Trong trường hợp người lao động mới vào làm việc hoặc người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trước đó nhưng sau đó gián đoạn làm việc và phải nghỉ ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc, mức trợ cấp là 75% số tiền đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

>> Người lao động ốm đau do các bệnh thuộc trong danh sách các phải chữa trị dài ngày của Bộ Y tế quy định được hưởng trợ cấp ốm đau tối đa 180 ngày sau thời gian hưởng chế độ ốm đau bắt buộc, nếu tiếp tục điều trị, nhưng mức trợ cấp sẽ giảm và thời gian tối đa nhận trợ cấp bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:

  • 65% số tiền đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên;
  • 55% số tiền đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 30 năm;
  • 50% số tiền đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

>> Đối với các sĩ quan, quan nhân chuyên nghiệp của quân đội nhân dân; cán bộ, chiến sĩ công an chuyên môn kỹ thuật; những người thực hiện công việc cơ yếu được hưởng lương như quân nhân, mức trợ cấp là 100% số tiền đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

>> Tải miễn phí: Đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức.

Tải mẫu đơn xin nghỉ phép không lương và chế độ nghỉ phép

Trường hợp nghỉ không hưởng lương có được tính vào phép năm không?

Quy định của Điều 65 trong Nghị định số 145/2020/NĐ-CP chỉ rõ cách tính số ngày phép năm như sau:

  • Thời gian tham gia học nghề, tập nghề, nếu sau khi kết thúc thời gian này, người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động;
  • Thời gian thử việc, nếu sau thời gian thử việc, người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động;
  • Thời gian nghỉ riêng với lương;
  • Thời gian nghỉ không lương nhưng được người sử dụng lao động đồng ý, nhưng không vượt quá 1 tháng trong một năm;
  • Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhưng không vượt quá tổng cộng 6 tháng;
  • Thời gian nghỉ ốm đau, không vượt quá tổng cộng 2 tháng trong một năm;
  • Nghỉ phép thai sản tuân theo quy định của luật BHXH;
  • Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật;
  • Thời gian nghỉ vì nguyên nhân không do lỗi của người lao động;
  • Thời gian nghỉ vì tạm đình chỉ công việc, nhưng sau đó được xác nhận không vi phạm hoặc không bị kỷ luật lao động.

Theo Điều 1 Điều 113 của Bộ luật lao động năm 2019, người lao động làm việc cho một người sử dụng lao động được nghỉ hàng năm với lương như sau:

  • 12 ngày làm việc đối với nhân viên làm việc trong điều kiện bình thường;
  • 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, người khuyết tật, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • 16 ngày đối với công việc có điều kiện làm việc khắc nghiệt, khó khăn, nặng nhọc.

Do đó, người lao động nghỉ ốm đau không quá 2 tháng trong năm sẽ được hưởng phép năm từ 12 đến 16 ngày, phụ thuộc vào loại công việc của họ.

>> Tham khảo thêm: Biên bản thỏa thuận nghỉ việc không lương.

Tải mẫu đơn xin nghỉ phép không lương và chế độ nghỉ phép

Các câu hỏi liên quan đến đơn xin nghỉ phép không lương

1. Đơn xin nghỉ phép không hưởng lương là gì?

Đơn xin nghỉ phép không lương là một văn bản mà nhân viên gửi đến người quản lý hoặc bộ phận nhân sự của công ty, nhằm yêu cầu được nghỉ việc mà không nhận lương trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là biện pháp mà nhân viên sử dụng khi cần thời gian nghỉ dài hơn so với số ngày phép năm họ có.

>> Tải ngay: Mẫu đơn xin nghỉ phép không lương.

2. Nội dung của đơn xin nghỉ phép không hưởng lương gồm những gì?

Thông thường, đơn xin nghỉ phép không lương bao gồm các thông tin sau:

  • Tiêu đề đơn: Thường là “Đơn xin nghỉ phép không lương”;
  • Ngày viết đơn: Ngày bạn viết và gửi đơn;
  • Tên và chức vụ của người nhận: Người mà bạn muốn gửi đơn, thường là người quản lý trực tiếp hoặc bộ phận nhân sự;
  • Tên và chức vụ của người viết: Tên và chức vụ của bạn trong công ty;
  • Nội dung đơn: Trong phần này, bạn cần nêu rõ lý do bạn cần nghỉ phép không lương, thời gian dự kiến nghỉ (ngày bắt đầu và kết thúc), và bất kỳ thông tin khác liên quan;
  • Lời kết;
  • Chữ ký.

Lưu ý mỗi công ty có thể có quy định riêng về việc viết đơn xin nghỉ phép không lương, vì vậy hãy chắc chắn bạn đã hiểu rõ các quy định này trước khi viết đơn.

3. Người lao động nghỉ ốm dài ngày có được công ty đóng BHXH hay không?

Dựa trên quy định trong khoản 3 của Điều 85 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014, trường hợp người lao động nghỉ phép không lương trong vòng 14 ngày làm việc trở lên trong một tháng sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó.

Tương tự, theo khoản 4 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động không thực hiện công việc và không nhận tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong một tháng sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó. Thời gian này không được tính vào việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Do đó, nếu một người lao động nghỉ ốm đau mà không nhận được lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng đó, công ty sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đó trong tháng đó.

Nội dung bài viết của Maudon.net về mẫu đơn xin nghỉ phép không hưởng lương và các vấn đề liên quan phía trên nhằm giúp các bạn có thể hiểu hơn về loại văn bản này. Nếu có câu hỏi nào thắc mắc về bài viết ở trên hoặc muốn được tư vấn, tham khảo các loại mẫu đơn thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Maudon.net để được tư vấn nhanh chóng, tận tình nhất nhé!

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?