spot_img
HomeThuế - Kế toán - Kiểm toánĐối tượng, hình thức, thời gian: Quyết toán thuế TNCN là gì?

Đối tượng, hình thức, thời gian: Quyết toán thuế TNCN là gì?

Chi tiết: Quyết toán thuế TNCN là gì? Các hình thức quyết toán thuế TNCN mới nhất. Khi nào cá nhân phải tự quyết toán thuế TNCN? Thời hạn quyết toán thuế TNCN.

Quyết toán thuế TNCN là gì?

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là quá trình cá nhân thực hiện việc kê khai tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công trong một năm, sau đó đối chiếu với số thuế đã tạm nộp để xác định:

  • Số thuế còn phải nộp thêm;
  • Số thuế đã nộp thừa được hoàn lại;
  • Hoặc không phát sinh thêm nghĩa vụ thuế.

Các hình thức quyết toán thuế TNCN hiện nay

Điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, quy định cá nhân có thể quyết toán thuế TNCN theo 2 hình thức sau:

Chi tiết về quy định của 2 hình thức quyết toán thuế TNCN như sau:

1. Ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN hiện là hình thức phổ biến và thuận tiện nhất dành cho người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công. Hình thức này áp dụng khi người lao động làm việc ổn định tại một doanh nghiệp trong năm và đáp ứng các điều kiện như:

  • Đã ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên, đang làm việc tại doanh nghiệp vào thời điểm quyết toán thuế, bao gồm cả trường hợp người lao động không làm việc đủ 12 tháng trong năm tính thuế;
  • Không có thu nhập tại nơi khác hoặc có phát sinh thu nhập vãng lai mức bình quân không vượt quá 10 triệu đồng/tháng trong năm, đã được khấu trừ 10% thuế TNCN và người lao động không có yêu cầu quyết toán đối với khoản thu nhập vãng lai này.

Lưu ý:

Nếu người lao động được điều chuyển làm việc từ tổ chức cũ sang tổ chức mới do các nguyên nhân như sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc trong cùng một hệ thống thì:

  • Tổ chức mới sẽ có trách nhiệm quyết toán thuế TNCN cho người lao động theo hình thức ủy quyền;
  • Thu nhập được quyết toán sẽ bao gồm phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả.

Ưu điểm của hình thức ủy quyền quyết toán thuế TNCN:

  • Thủ tục đơn giản và nhanh chóng;
  • Người lao động chỉ cần ký giấy ủy quyền, không phải tự mình tiến hành các bước quyết toán thuế khá phức tạp;
  • Cá nhân, doanh nghiệp trả thu nhập sẽ thay mặt cá nhân xử lý toàn bộ hồ sơ và thủ tục quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

>> Tham khảo thêm: Đối tượng được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Các hình thức Quyết Toán Thuế Thu Nhập Cá Nhân (TNCN)

2. Tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân trực tiếp với cơ quan thuế

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế trong các trường hợp sau:

Cá nhân phát sinh số thuế phải nộp thêm hoặc số thuế nộp thừa và có nhu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế kế tiếp, trừ các trường hợp không phải quyết toán thuế TNCN.

➨ Không đáp ứng điều kiện ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thay, cụ thể:

  • Người lao động có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm dương lịch đầu tiên, nhưng tính đủ 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên;
  • Người nước ngoài kết thúc hợp đồng lao động tại Việt Nam phải thực hiện kê khai quyết toán thuế TNCN trước khi xuất cảnh. Nếu chưa thực hiện thì:
    • Có thể ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức/cá nhân khác thực hiện quyết toán thuế TNCN; 
    • Bên nhận ủy quyền phải chịu trách nhiệm về số thuế nộp thêm hoặc số thuế được hoàn.
  • Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công và thuộc đối tượng được xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì phải trực tiếp kê khai quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế mà không được phép ủy quyền.

>> Tham khảo thêm: Tờ khai quyết toán thuế TNCN

Đối tượng không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân

1. Đối với cá nhân

Có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từng năm từ 50.000 đồng trở xuống.

Có số thuế phải nộp thêm thấp hơn số thuế đã tạm nộp nhưng không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong thường hợp:

  • Có hợp đồng lao động với thời hạn từ 3 tháng trở lên tại một đơn vị;
  • Có thu nhập vãng lai tại các nơi khác, mức bình quân trong năm không vượt quá 10 triệu đồng/tháng, đã khấu trừ 10% thuế TNCN, không có yêu cầu quyết toán đối với phần thu nhập vãng lai này.

Cá nhân được mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện) hoặc các loại bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm, trong đó:

  • Phí bảo hiểm tương ứng do người sử dụng lao động chi trả đã được khấu trừ 10% thuế TNCN, thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

2. Đối với cá nhân, tổ chức trả thu nhập cho người lao động

Cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp sau:

  • Không phát sinh chi phí nhằm mục đích trả thu nhập trong năm;
  • Tạm ngừng hoạt động hoặc kinh doanh trong toàn bộ năm dương lịch.

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN

  • Đối với cá nhân tự thực hiện quyết toán thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 05/5/2025;
  • Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 31/3/2025.

Lưu ý:

Việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong năm 2025 áp dụng cho khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh trong năm 2024.

>> Tham khảo thêm: Thủ tục quyết toán thuế TNCN – có mẫu tải.

Câu hỏi thường gặp về các hình thức quyết toán thuế TNCN

1. Quyết toán thuế TNCN là gì?

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là quá trình khai tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công trong một năm, sau đó đối chiếu với số thuế đã tạm nộp để xác định:

  • Số thuế còn phải nộp thêm;
  • Số thuế đã nộp thừa được hoàn lại;
  • Hoặc không phát sinh thêm nghĩa vụ thuế.

>> Xem chi tiết: Quyết toán thuế TNCN là gì?

2. Khi nào cá nhân phải tự quyết toán thuế TNCN?

Người lao động phải tự quyết toán thuế TNCN mà không được uỷ quyền trong trường hợp:

  • Cá nhân phát sinh số thuế phải nộp thêm hoặc số thuế nộp thừa và có nhu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế kế tiếp, trừ các trường hợp không phải quyết toán thuế TNCN.
  • Không đáp ứng điều kiện ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thay.

>> Xem chi tiết: Trường hợp tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế.

3. Điều kiện ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân là gì?

  • Đã ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên, đang làm việc tại doanh nghiệp vào thời điểm quyết toán thuế, bao gồm cả trường hợp người lao động không làm việc đủ 12 tháng trong năm tính thuế.

  • Không có thu nhập tại nơi khác hoặc có phát sinh thu nhập vãng lai mức bình quân không vượt quá 10 triệu đồng/tháng trong năm, đã được khấu trừ 10% thuế TNCN và người lao động không có yêu cầu quyết toán đối với khoản thu nhập vãng lai này.

>> Xem chi tiết: Điều kiện ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

4. Thời hạn quyết toán thuế TNCN là khi nào?

Đối với cá nhân tự thực hiện quyết toán thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 05/5/2025.

Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 31/3/2025.

>> Xem chi tiết: Thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

5. Có mấy hình thức quyết toán thuế TNCN?

Điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, quy định cá nhân có thể quyết toán thuế TNCN theo 2 hình thức sau:

  • Ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập;
  • Tự quyết toán thuế TNCN.

>> Xem chi tiết: Các hình thức quyết toán thuế TNCN.

Trong bài viết này, Maudon.net đã chia sẻ chi tiết các hình thức quyết toán thuế thu nhập cá nhân, giúp bạn dễ dàng xác định đúng cách thực hiện theo từng trường hợp cụ thể.

Nếu bạn đang có thắc mắc, cần được tư vấn thủ tục hoặc tham khảo các mẫu đơn liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với Maudon.net qua số điện thoại hoặc email để được hỗ trợ nhanh chóng và tận tình nhất!

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?