Hợp đồng giao khoán nhân công là gì? Tải mẫu hợp đồng thuê khoán nhân công xây dựng, nông nghiệp… Lưu ý hợp đồng giao khoán nhân công thuê ngoài.
Hợp đồng khoán nhân công là gì?
Hợp đồng giao khoán nhân công là một loại hợp đồng khoán việc, mặc dù không được ghi nhận cụ thể trong các văn bản không được Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể, nhưng đây cũng được coi là một dạng thỏa thuận dân sự giữa các bên ký kết và được coi là bằng chứng pháp lý trong trường hợp các bên vi phạm điều khoản hợp đồng đã được thỏa thuận trước đó.
Hợp đồng khoán nhân công là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa bên nhận khoán việc và bên khoán việc. Theo đó:
- Về phần bên được giao khoán công việc có trách nhiệm phải hoàn thành khối lượng công việc đã được giao và đồng ý ký hợp đồng;
- Về phía bên khoán nhân công thì phải có trách nhiệm trả đủ số tiền thù lao như đã thoả thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng giao khoán nhân công thuê ngoài thường được sử dụng trong các lĩnh vực như xây dựng, sửa chữa, và các dịch vụ cụ thể, nơi mà công việc được giao cho bên thứ ba và thù lao được thanh toán dựa trên kết quả công việc hoàn thành.
Tải mẫu hợp đồng thuê khoán nhân công mới nhất!
Tải mẫu hợp đồng khoán nhân công tại Maudon.net.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN NHÂN CÔNG
Số: ………………………
Hôm nay, ngày … tháng … năm …… tại ………………………………………
Chúng tôi gồm:
Bên A (Bên giao khoán): Công ty ……………………………………………….
Đại diện: …………………………………….. …………….. Chức vụ: …………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………..
Điện thoại: …………………………………… Fax: …………………………….
Mã số thuế:………………………………………………………………………
Tài khoản số: …………………………………………………..………………….
Ngân hàng: ………………………………………………………………………..
Bên B (Bên nhận khoán): ………………………………………………………..
Đại diện: …………………………………….. …………….. Chức vụ: …………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………..
Điện thoại: …………………………………… Fax: ……………………………
Mã số thuế :………………………………………………………………………
Tài khoản số: …………………………………………………..………………….
Ngân hàng: ………………………………………………………………………..
Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng giao khoán nhân công với các điều khoản như sau:
Điều 1: Nội dung công việc, khối lượng và đơn giá khoán nhân công
Bên A đồng ý giao và bên B đồng ý nhận thi công phần hạng mục công trình “……………………” thuộc dự án ………………. thể hiện trong bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt.
Công việc, đơn giá, khối lượng cụ thể như sau:
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 2: Giá trị hợp đồng
Giá trị hợp đồng tạm tính: ………………… đồng (…………………………….)
Hợp đồng theo đơn giá cố định, khối lượng được tính cụ thể cho mỗi lần thanh toán và tổng quyết toán.
Điều 3: Hình thức tạm ứng, thanh toán
Hình thức thanh toán: ……………………………………………….
Ngay sau khi ký hợp đồng bên A tạm ứng tiền ăn nhân công cho bên B số tiền …………( …………………….. ).
Số tiền tạm ứng trên sẽ được trừ vào giá trị đợt thanh toán đầu tiên mà bên B nhận được.
Trong khoảng thời gian … ngày cuối cùng của tháng, hai bên cùng nhau nghiệm thu và xác nhận khối lượng hoàn thành, có xác nhận bằng biên bản có chữ ký của kỹ thuật bên A (bên giao khoán) phụ trách.
Khối lượng công việc hoàn thành được xác định trên cơ sở khối lượng mà Chủ đầu tư đã đồng ý nghiệm thu. Giá trị khối lượng thi công thanh toán được lập trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành, đơn giá hợp đồng và các đầu mục công việc phát sinh ngoài hợp đồng (nếu có).
Bên A sẽ thanh toán cho bên B thông qua chuyển khoản bằng ….% giá trị bên B thực hiện được trong tháng, số tiền này được bên A trả cho phía bên B chậm nhất không quá …. ngày kể từ ngày hai bên chốt khối lượng trong tháng. Bên A thanh toán cho bên B ….% còn lại trong đợt thanh toán của tháng kế tiếp sau khi nhận được hoá đơn của bên B, ….% cuối cùng sẽ thanh toán trong thời gian … ngày kể từ khi kết thúc công việc thi công của đội.
Sau khi hoàn thành tất cả các hạng mục công trình hai bên sẽ nghiệm thu khối lượng thực tế (khối lượng công việc thực hiện theo hợp đồng và khối lượng phát sinh (nếu có).
Trong thời gian thực hiện hợp đồng hay kết thúc hợp đồng bên A không được sử dụng bất kỳ lao động của bên B nếu không được sự đồng ý của bên B dưới mọi hình thức….
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
Bên A:
Chịu trách nhiệm bố trí mặt bằng thi công, bàn giao tim, cốt, vật tư tạo điều kiện thuận lợi để bên B thi công.
Hỗ trợ bên B làm thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng.
Cung cấp lán trại, điện nước phục vụ sinh hoạt và thi công cho phía bên B.
Trách nhiệm làm thủ tục, chi phí học an toàn lao động và cấp thẻ ra vào công trường.
Hỗ trợ bên B trong trường hợp điều kiện khách quan công việc không thể triển khai thi công được(như điều kiện mặt bằng, mưa gió, nắng nóng hoặc yêu cầu của bên A…) nhưng công nhân vẫn phải có mặt tại công trường tính bằng công nhật (……………….đ/người).
Hỗ trợ ………………..đ/người cho số công nhân làm ngày chủ nhật và ngày nghỉ lễ (theo quy định của Nhà nước Việt Nam).
Do đặc thù công trình, bên A bố trí xe đưa đón công nhân của bên B từ cổng vào vị trí thi công và ngược lại theo giờ làm việc quy định tại công trường.
Bố trí cung cấp vật liệu, vật tư để bên B thi công theo đúng tiến độ đề ra. Trường hợp bên A cung cấp không đảm bảo thì thời gian dừng thi công do không có vật liệu sẽ được tính để trừ vào thời gian theo tiến độ và bên A sẽ chịu chi phí tiền lương chờ việc cho bên B bằng công nhật (……………./người).
Cử cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật, giám sát, nghiệm thu khối lượng hoàn thành để làm cơ sở thanh toán và thanh lý hợp đồng.
Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bên B cố tình vi phạm thi công không đảm bảo tiến độ, chất lượng theo yêu cầu.
Bên A có quyền đình chỉ thi công khi thấy có dấu hiệu mất an toàn lao động.
Bên A có trách nhiệm cung cấp đầy đủ trang bị bảo hộ lao động cho công nhân và cán bộ kỹ thuật của bên B.
Bên A cung cấp máy đầm cóc, công cụ cắt sắt (máy cắt, lưỡi cắt) cho bên B.
Thanh toán cho phía bên B theo đúng điều 3 của hợp đồng.
Bên B:
Chủ động bố trí nhân lực.
Đảm bảo chất lượng, tiến độ theo đúng cam kết với bên A.
Cung cấp đầy đủ giấy tờ tuỳ thân bên A phục vụ công tác học an toàn lao động và cấp thẻ ra vào công trường.
Chịu sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật bên A, thi công theo đúng bản vẽ thiết kế. Bên B phải chịu mọi chi phí phát sinh do mình thi công không đảm bảo chất lượng, tiến độ và xác nhận chi phí phát sinh trừ vào các đợt thanh toán.
Công nhân phải được huấn luyện biện pháp an toàn lao động xong thì mới bố trí làm việc, khi có công nhân mới đến làm việc phải báo ngay với bên A để có kế hoạch huấn luyện và cấp thẻ.
Công nhân làm việc trên công trường chịu trách nhiệm về an ninh trật tự trong khu vực ở và nơi làm việc.
Mang đầy đủ bảo hộ lao động, phù hợp với tính chất công việc thi công theo quy định.
Bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về con người, tài sản của tổ mình quản lý và toàn bộ kinh phí khi xảy ra mất an toàn lao động.
Bên B có trách nhiệm cung cấp hoá đơn (được mua tại chi cục thuế huyện ……, tỉnh ……….) cho bên A tương ứng với khối lượng đã được hai bên ký xác nhận
Điều 5: Điều khoản chung
Hai bên cùng cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản ghi trong hợp đồng đã ký trên tinh thần hợp tác, bình đẳng. Mọi ý kiến đơn phương đều không có giá trị. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày kí kết và được lập thành 02 bản mỗi bên giữ 01 bản để thực hiện./.
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký tên) |
ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký tên) |
Phân loai hợp đồng giao khoán nhân công thuê ngoài
Hiện nay có 2 loại hợp đồng khoán nhân công:
1. Hợp đồng giao khoán toàn bộ công việc
Đối với loại hợp đồng này, bên khoán việc sẽ trao toàn bộ chi phí cần thiết cho bên nhận khoán việc để hoàn thành công việc. Điều này bao gồm:
- Chi phí nguyên, vật liệu;
- Chi phí nhân công;
- Chi phí cho các dụng cụ lao động, thiết bị, máy móc hỗ trợ;
- Lợi nhuận từ việc nhận khoán.
Bên nhận khoán việc chịu trách nhiệm hoàn thành công việc theo yêu cầu mà không cần phải chi thêm chi phí ngoài khoản tiền đã được thanh toán.
2. Hợp đồng khoán việc từng phần
Trong loại hợp đồng này, bên nhận khoán việc sẽ tự chuẩn bị các công cụ và dụng cụ cần thiết để thực hiện công việc. Bên khoán việc chỉ chi trả một khoản tiền công lao động, trong đó đã bao gồm tiền khấu hao công cụ và dụng cụ lao động.
Bên nhận khoán việc có trách nhiệm đảm bảo công cụ và dụng cụ cần thiết cho công việc, đồng thời thực hiện công việc theo yêu cầu và thỏa thuận của hợp đồng.
>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu hợp đồng lao động phổ biến.
Lưu ý khi quyết định ký – lập hợp đồng thuê khoán nhân công
1. Trường hợp ký kết hợp đồng giao khoán nhân công
Hợp đồng khoán việc thường được các doanh nghiệp lựa chọn khi thực hiện các công việc có tính chất thời vụ, ngắn hạn hoặc không thường xuyên.
Đây là những công việc không mang tính chất ổn định và cố định, mà chỉ là những nhiệm vụ nhất thời. Cụ thể, hợp đồng khoán việc phù hợp trong các trường hợp như:
- Công việc mang tính chất thời vụ: Khi doanh nghiệp cần hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian ngắn và không liên tục;
- Công việc ngắn hạn: Khi công việc cần được thực hiện trong một thời gian hạn chế và không kéo dài;
- Công việc không thường xuyên: Khi công việc không yêu cầu sự liên tục và ổn định từ người lao động.
>> Tải ngay: Mẫu hợp đồng thời vụ – Mới nhất!
Đối với các công việc có tính chất ổn định và lâu dài, doanh nghiệp cần ký hợp đồng lao động với người lao động. Trong trường hợp muốn ký kết hợp đồng lâu dài thì có 2 loại hợp đồng lao động chính:
- Hợp đồng lao động có thời hạn: Các bên thỏa thuận thời hạn cụ thể, nhưng thời hạn tối đa không vượt quá 03 năm. Loại hợp đồng này phù hợp khi công việc có thời gian thực hiện dài hơn và có tính chất ổn định hơn;
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Các bên không xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Loại hợp đồng này thường được ký kết khi công việc là lâu dài và yêu cầu sự ổn định và liên tục từ người lao động.
2. Về BHXH khi ký kết hợp đồng giao khoán
Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13, việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) chỉ được áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên. Do đó, trong trường hợp ký hợp đồng khoán việc, cả bên khoán việc (doanh nghiệp) và bên nhận khoán việc (tổ chức, cá nhân) đều không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Nếu người nhận khoán việc muốn tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu khi về già, họ có thể đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại địa phương nơi cư trú.
Tuy nhiên, thực tế có không ít trường hợp cố tình ký hợp đồng lao động dưới hình thức hợp đồng khoán việc để tránh việc phải đóng bảo hiểm xã hội. Nếu doanh nghiệp bị phát hiện, tùy vào số lượng người lao động bị ký sai loại hợp đồng, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 04 đến 50 triệu đồng, theo khoản 1 Điều 9 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
3. Về thuế TNCN đối với nhân công
Theo quy định của pháp luật theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, tiền công khi hoàn thành hợp đồng khoán nhân công cũng được tính là tiền lương và do đó phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Cụ thể:
Thu nhập từ hợp đồng khoán việc từ 02 triệu đồng trở lên: Cá nhân nhận khoán việc phải trích 10% thù lao để đóng thuế thu nhập cá nhân.
Nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập từ hợp đồng khoán việc và tổng tiền công sau khi tính toán trừ các khoản như đăng ký người phụ thuộc miễn trừ gia cảnh… chưa phải đóng thuế, cá nhân có thể làm cam kết theo mẫu 08/CK-TNCN để doanh nghiệp tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, cá nhân đó sẽ phải thực hiện quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế vào cuối năm để điều chỉnh nghĩa vụ thuế nếu cần.
Nếu thu nhập từ hợp đồng khoán việc dưới 02 triệu đồng, cá nhân không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
>> Tải miễn phí: Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Câu hỏi liên quan đến hợp đồng khoán nhân công mới nhất
1. Hợp đồng khoán nhân công là gì?
Khái niệm hợp đồng thuê kkhoasn nhân công không được ghi nhận cụ thể trong các văn bản không được Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể, nhưng đây cũng được coi là một dạng thỏa thuận dân sự giữa các bên ký kết và được coi là bằng chứng pháp lý trong trường hợp các bên vi phạm điều khoản hợp đồng đã được thỏa thuận trước đó.
2. Các bên ký hợp đồng khoán nhân công có bắt buộc đóng BHXH không?
Việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) chỉ được áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên. Do đó, trong trường hợp ký hợp đồng khoán việc, cả bên khoán việc (doanh nghiệp) và bên nhận khoán việc (tổ chức, cá nhân) đều không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bên giao khoán cần chú ý gì trong hợp đồng khi khoán nhân công?
Chú ý hợp đồng khoán việc tuyệt đối không được bao gồm nội dung liên quan đến sự quản lý, điều hành, hay giám sát của doanh nghiệp đối với bên nhận khoán việc. Nếu hợp đồng khoán việc chứa các yếu tố này, nó sẽ bị coi là hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
Bài viết trên của Maudon.net thông tin về mẫu hợp đồng khoán nhân công và các vấn đề liên quan phía trên nhằm giúp các bạn có thể hiểu hơn về các quy định của hợp đồng khoán nhân công. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn được tư vấn, tham khảo các loại mẫu đơn thì hãy liên hệ ngay với maudon.net để được tư vấn tận tình nhất nhé!