spot_img
HomeHành chính - Tư phápQuy trình xử lý kỷ luật lao động, tải biên bản kỷ...

Quy trình xử lý kỷ luật lao động, tải biên bản kỷ luật nhân viên

Bài viết này cung cấp các thông tin mà bạn cần biết về biên bản xử phạt nhân viên vi phạm, biên bản kỷ luật lao động. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Biên bản xử lý kỷ luật lao động là loại biên bản gì?

Biên bản xử lý kỷ luật lao động là một văn bản chính thức ghi lại quá trình xử lý vi phạm và hình thức kỷ luật đối với một nhân viên trong tổ chức hoặc doanh nghiệp. Biên bản này thường được lập bởi người đứng đầu đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý nhân sự sau khi một nhân viên vi phạm các quy định, nội quy, hoặc hợp đồng lao động.

Theo quy định tại khoản 1 của Điều 70 trong Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, khi phát hiện người lao động vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động cần lập Biên bản vi phạm.

Trong quá trình xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải tổ chức họp để xem xét vụ việc. Trong cuộc họp này, nội dung xử lý kỷ luật lao động cần được ghi lại thành biên bản và được thông qua trước khi kết thúc cuộc họp, đồng thời phải có chữ ký của tất cả người tham dự cuộc họp.

>> Xem thêm: Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên vi phạm.

Biên bản xử lý kỷ luật lao động là biên bản gì?

Tải mẫu biên bản kỷ luật nhân viên

Tải mẫu biên bản xử lý kỉ luật lao động tại Maudon.net.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

 

CÔNG TY .................

Số: ...../...../BB-.....

 

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------******-------

 

........., ngày ..... tháng ..... năm ......

 

 

BIÊN BẢN XỬ LÝ VI PHẠM KỶ LUẬT

 

Biên bản xem xét xử lý vi phạm kỷ luật lao động đối với:

Ông/Bà: ........................................ Mã số nhân viên: ......................................

Chức vụ/Chức danh: ..................... Phòng ban/Bộ phận: .................................

Vào lúc: ..... giờ ..... phút, ngày ..... tháng ..... năm .....

Tại: Phòng họp Công ty ....................................................................................

  1. THÀNH PHẦN THAM DỰ:

- Đại diện Ban lãnh đạo:

Ông/Bà: ........................................................... Chức vụ: ...................................

- Đại diện nhân sự công ty:

Ông/Bà: .........................................................................................................

Chức vụ: ......................................................... Phòng ban: .................................

- Người bị lập biên bản:

Ông/Bà: .........................................................................................................

Chức vụ: ......................................................... Phòng ban: .................................

- Người làm chứng:

Ông/Bà: .........................................................................................................

Chức vụ: ......................................................... Phòng ban: .................................

  1. NỘI DUNG:

- Thời gian, địa điểm xảy ra sự việc vi phạm: .............................................

.....................................................................................................................

- Diễn biến sự việc: .....................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

- Bằng chứng, tang vật: ...............................................................................

- Thiệt hại của công ty: ................................................................................

.....................................................................................................................

- Ý kiến của người bị lập biên bản: .............................................................

.....................................................................................................................

- Hình thức xử phạt của Ban lãnh đạo: ........................................................

.....................................................................................................................

- Ý kiến của người làm chứng và đại diện nhân sự công ty: .......................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

Cuộc họp kết thúc vào hồi: ..... giờ ..... phút, ngày ..... tháng ..... năm .....

 

Đại diện Ban lãnh đạo

(Ký tên, ghi họ tên và đóng dấu)

 

Người bị lập biên bản

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

 

Đại diện nhân sự công ty

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

 

Người làm chứng

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

 

 

Nội dung của biên bản xử lý kỷ luật lao động

Biên bản xử lý vi phạm kỷ luật thông thường được chia thành ba phần chính như sau:

1. Thành phần tham dự:

Danh sách những người tham gia cuộc họp, bao gồm tên, chức vụ và đơn vị công tác (phòng, ban) mà họ đại diện.

2. Nội dung:

  • Thời gian và địa điểm xảy ra sự việc vi phạm kỷ luật;
  • Mô tả diễn biến chi tiết của sự việc;
  • Bằng chứng, tang vật liên quan đến việc vi phạm;
  • Thiệt hại mà công ty/đơn vị gặp phải do hành vi vi phạm;
  • Ý kiến của người bị lập biên bản khi được yêu cầu;
  • Hình thức xử phạt hoặc biện pháp khắc phục được quyết định trong cuộc họp.

3. Thời gian kết thúc cuộc họp và chữ ký của các bên:

  • Thời gian kết thúc cuộc họp được ghi rõ;
  • Chữ ký của các bên tham gia cuộc họp, bao gồm cả người lập biên bản và những người tham gia cuộc họp khác.

Hướng dẫn cách lập biên bản họp xử lý kỷ luậtb

Biên bản được viết trong cuộc họp xử lý kỷ luật gồm có 3 phần:

1. Thành phần tham dự: Cần ghi rõ đầy đủ họ tên, chức vụ, và vị trí công việc của các thành viên tham dự cuộc họp.

2. Nội dung biên bản:

  • Mô tả chi tiết về sự việc vi phạm, bao gồm thời gian, địa điểm, hành vi vi phạm, và hậu quả gây ra;
  • Tránh sự phức tạp và tập trung vào các thông tin quan trọng và có liên quan đến việc xử lý kỷ luật;
  • Rõ ràng và minh bạch về hình thức kỷ luật áp dụng với người vi phạm, như khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức, hoặc sa thải.

3. Hình thức và chữ ký:

  • Biên bản cần được trình bày sạch sẽ, không có tẩy xóa và đầy đủ thông tin;
  • Biên bản phải có đầy đủ chữ ký thành phần tham dự. Trong trường hợp có người không ký, cần ghi rõ họ tên và lý do không ký vào biên bản.

Quan trọng nhất, biên bản kỷ luật nhân viên cần phản ánh đúng, khách quan, và chính xác những thông tin liên quan đến việc vi phạm và quá trình xử lý kỷ luật để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình làm việc.

Quy trình xử lý kỷ luật lao động

Quy trình xử lý kỷ luật lao động

Việc giải quyết các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Nghị định 145/2020 được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định hành vi vi phạm

  • Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động ngay khi nó xảy ra;
  • Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau khi nó xảy ra.

Bước 2: Tổ chức cuộc họp:

Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động sẽ được tổ chức bởi người sử dụng lao động.

Trước khi tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật, cần thông báo ít nhất 05 ngày trước về nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, cũng như họ tên của người bị xử lý, hành vi vi phạm cho các bên sau:

  • Tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở mà người lao động vi phạm là thành viên;
  • Người vi phạm;
  • Người đại diện theo quy định của pháp luật đối với người lao động chưa đủ 15 tuổi.

Bước 3: Quyết định xử lý kỷ luật

Quyết định xử lý kỷ luật sẽ được ban hành trong thời hạn như quy định tại Điều 123 của Bộ luật Lao động năm 2019. Người có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động thay mặt cho người sử dụng lao động;

Bước 4: Công khai quyết định 

Trong thời hạn quy định, quyết định xử lý kỷ luật phải được thông báo đến người lao động, người đại diện theo quy định của pháp luật đối với người lao động chưa đủ 15 tuổi và tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở.

Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động

Theo quy định của Điều 122 trong Bộ luật Lao động 2019, việc xử lý kỷ luật lao động phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Người sử dụng lao động phải có bằng chứng để chứng minh lỗi của người lao động trước khi áp dụng biện pháp kỷ luật;
  • Việc xử lý kỷ luật cần có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
  • Người lao động phải được có mặt và có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa;
  • Trường hợp người lao động chưa đủ 15 tuổi thì cần có sự tham gia của người đại diện theo quy định của pháp luật;
  • Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi chép thành biên bản để làm cơ sở chứng minh và lưu trữ.

Ngoài ra, cần tuân thủ các nguyên tắc khác như không áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật đối với cùng một hành vi vi phạm, chỉ áp dụng hình thức cao nhất khi người lao động có nhiều hành vi vi phạm, không xử lý kỷ luật đối với những trường hợp như người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng hoặc đang chờ kết quả điều tra của cơ quan có thẩm quyền.

Không xử lý kỷ luật đối với những trường hợp người lao động mắc bệnh tâm thần hoặc mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.

Nguyên tắc lập biên bản xử lý kỷ luật lao động

Các câu hỏi liên quan đến biên bản xử lý kỷ luật 

1. Biên bản xử lý kỷ luật lao động là gì?

Biên bản xử lý kỷ luật lao động là một văn bản chính thức ghi lại quá trình xử lý vi phạm và hình thức kỷ luật đối với một nhân viên trong tổ chức hoặc doanh nghiệp.

Biên bản này thường được lập bởi người đứng đầu đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý nhân sự sau khi một nhân viên vi phạm các quy định, nội quy, hoặc hợp đồng lao động.

2. Nội dung của biên bản xử lý kỷ luật lao động gồm những gì?

Gồm có các nội dung cơ bản như:

  • Thời gian và địa điểm xảy ra sự việc vi phạm kỷ luật;
  • Mô tả diễn biến chi tiết của sự việc;
  • Bằng chứng, tang vật liên quan đến việc vi phạm;
  • Thiệt hại mà công ty/đơn vị gặp phải do hành vi vi phạm;
  • Ý kiến của người bị lập biên bản khi được yêu cầu;
  • Hình thức xử phạt hoặc biện pháp khắc phục được quyết định trong cuộc họp.

3. Quy định xử lý người vi phạm?

Trong quá trình xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải tổ chức họp để xem xét vụ việc, theo quy định tại khoản 3 của Điều 70 Nghị định 145/2020. Trong cuộc họp này, nội dung xử lý kỷ luật lao động cần được ghi lại thành biên bản và được thông qua trước khi kết thúc cuộc họp, đồng thời phải có chữ ký của tất cả người tham dự cuộc họp.

Bài viết trên là phần thông tin hỗ trợ của Maudon.net về mẫu biên bản xử lý kỷ luật lao động và các vấn đề liên quan để giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về loại văn bản này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết trên hoăc có câu hỏi nào về các loại mẫu đơn thì hãy liên hệ ngay với Maudon.net để nhận được sự tư vấn nhanh chóng nhất nhé!

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?