spot_img
HomeViệc làm - Nhân sựTải ngay mẫu quyết định cho thôi việc/nghỉ việc cho nhân viên

Tải ngay mẫu quyết định cho thôi việc/nghỉ việc cho nhân viên

Trong bài viết này Maudon.net sẽ cùng các bạn tìm hiểu về mẫu quyết định cho thôi việc và những thông tin liên quan của loại văn bản này nhé!

Tìm hiểu về mẫu quyết định cho thôi việc

Quyết định cho thôi việc hay giấy quyết định nghỉ việc của công ty (giấy quyết định thôi việc cho nhân viên nghỉ ngang) là một văn bản chính thức được ban hành bởi người sử dụng lao động, trong đó xác định việc chấm dứt hợp đồng lao động với một nhân viên.

Quyết định này thường được đưa ra dựa trên một số lý do như:

Tải ngay mẫu quyết định cho thôi việc/nghỉ việc cho nhân viên

Tải mẫu quyết định thôi việc đầy đủ chuẩn xác nhất

Tải mẫu quyết định cho thôi việc, mẫu quyết định thôi việc file word tại Maudon.net.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUYẾT ĐỊNH

V/v cho thôi việc

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Căn cứ Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 20/11/2019;

Căn cứ Hợp đồng lao động số ………… ngày…tháng…năm…… giữa Công ty……………………………………. với Ông/Bà ………………………………….;

Xét đơn xin nghỉ việc của Ông/Bà                                                  

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay cho Ông/Bà                                      

Giữ chức vụ: ……………………………… Bộ phận: ………………………..

Được nghỉ việc từ ngày….. tháng….. năm……

Lý do:…………………………………………………………………………..

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ông/Bà……………………………….., phòng Hành chính Nhân sự và các bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Ông/Bà có tên tại Điều 1;

- Phó Giám đốc….;

- Phòng Hành chính Nhân sự;

- Lưu:……

GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Quyết định cho thôi việc được sử dụng trong trường hợp nào?

Hiện nay, doanh nghiệp đưa ra quyết định cho thôi việc trong các tình huống cụ thể sau:

  • Thời hạn lao động trong hợp đồng lao động đã hết;
  • Các nhiệm vụ được quy định trong hợp đồng đã hoàn thành;
  • Người lao động đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo lưu;
  • Cả người lao động và người sử dụng lao động đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động theo thỏa thuận;
  • Người lao động thuộc diện chấp hành án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc đã được ghi trong hợp đồng lao động trước đó theo phán quyết của Tòa án;
  • Người lao động qua đời hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích, tử vong hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người lao động vi phạm kỷ luật, nội quy, điều lệ công ty bị xử phạt sa thải;
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng, hoặc doanh nghiệp sáp nhập, chia tách, hợp nhất, thay đổi công nghệ, cơ cấu khiến người lao động phải thôi việc;
  • Người lao động đơn phương thôi việc, chấm dứt hợp đồng một cách đơn phương vì lý do nào đó;
  • Người sử dụng lao động là cá nhân bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích, tử vong hoặc mất năng lực hành vi dân sự; hoặc trong trường hợp người sử dụng lao động không còn là chủ thể cá nhân và chấm dứt hoạt động.

Có thể bạn quan tâm:

>> Biên bản kỷ luật nhân viên;

>> Biên bản cảnh cáo nhân viên vi phạm kỷ luật.

Tải ngay mẫu quyết định cho thôi việc/nghỉ việc cho nhân viên

Chú ý gì khi soạn thảo mẫu quyết định cho thôi việc

Khi nhận được quyết định thôi việc, nghỉ việc hoặc sa thải theo đúng thủ tục của hợp đồng lao động đã ký kết giữa người lao động và bên sử dụng lao động thì mối quan hệ hợp tác lao động giữa 2 bên sẽ chấm dứt.

Người lao động có thể tìm công việc mới hoặc tham khảo quy trình làm bảo hiểm thất nghiệp để được hỗ trợ nếu chưa tìm được việc làm. Quyết định nghỉ việc cũng tương tự như một quyết định kết thúc hợp đồng lao động đối với nhân viên.

Quyết định nghỉ việc cần tuân thủ đúng quy tắc soạn thảo văn bản hành chính, bao gồm quốc hiệu và tiêu ngữ. Kế tiếp là phần nội dung, thông báo của quyết định  thôi việc, sa thải. Tiếp theo, các căn cứ để đưa ra quyết định bao gồm căn cứ vào luật lao động, hợp đồng lao động đã ký kết và đơn xin nghỉ việc của người lao động (trong trường hợp nghỉ việc). Nếu là quyết định sa thải thì căn cứ vào quyết định xử lý kỷ luật của người lao động.

Nội dung quyết định nghỉ việc, thôi việc hoặc sa thải được trình bày ngắn gọn, đơn giản, nhằm thông báo thời điểm lao động nghỉ việc để người lao động có thể nắm rõ và thực hiện. Tiếp theo, thông báo đến các bộ phận liên quan để thực hiện quyết định theo đúng thời gian quy định và giải quyết toàn bộ các vấn đề còn lại giữa người lao động và người sử dụng lao động như tiền lương, sổ bảo hiểm, v.v.

Đồng thời, bộ phận hành chính – kế toán sẽ soạn giấy thôi trả lương gửi tới nhân viên nghỉ việc, trong đó nêu rõ thời điểm ngừng trả lương.

Chú ý khi soạn văn bản quyết định cho thôi việc

Quyết định sa thải nhân viên như thế nào là hợp pháp?

Hành vi vi phạm kỷ luật lao động là điều kiện tiên quyết để áp dụng trách nhiệm kỷ luật đối với người lao động. Điều này có nghĩa là, người lao động chỉ có thể bị xử lý kỷ luật khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Nếu không có hành vi vi phạm, trách nhiệm kỷ luật không được đặt ra.

Hành vi vi phạm kỷ luật lao động dẫn đến sa thải là những vi phạm các nghĩa vụ trong quan hệ lao động, xâm phạm đến nội quy lao động, đến mức người lao động có thể bị sa thải.

Hành vi này có thể là hành động thực hiện nghĩa vụ không đúng, không đầy đủ hoặc thiếu trách nhiệm trong quá trình thực hiện. Nếu hành vi không thực hiện nghĩa vụ lao động mà đáng lẽ phải thực hiện, đó cũng là vi phạm.

Dù hành vi vi phạm ở hình thức nào, người sử dụng lao động cần xác định rõ vi phạm nào, mức độ vi phạm và áp dụng hình thức sa thải hoặc kỷ luật khác phù hợp. Sau khi kết luận hành vi vi phạm dẫn đến sa thải, bước tiếp theo là xác định lỗi.

  • Người lao động chỉ bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động và có lỗi. Yếu tố lỗi cần được xem xét trong mọi trường hợp kỷ luật, không chỉ riêng sa thải. Mặc dù có hành vi vi phạm nhưng nếu không có lỗi, trách nhiệm kỷ luật không được áp dụng, vì hành vi vi phạm chỉ là biểu hiện bên ngoài, cần xem xét cả yếu tố chủ quan;
  • Lỗi là yếu tố không thể thiếu để áp dụng trách nhiệm kỷ luật. Nếu hành vi vi phạm do điều kiện và hoàn cảnh khách quan mà người lao động không thể nhận thức được và không thể lựa chọn cách xử sự theo yêu cầu của kỷ luật lao động thì không thể coi là hành vi có lỗi. Người lao động chỉ bị coi là có lỗi khi họ vi phạm kỷ luật lao động trong khi có đủ điều kiện và khả năng thực tế để thực hiện các nghĩa vụ lao động của mình;
  • Khi xử lý kỷ luật, người sử dụng lao động phải chứng minh được người lao động có lỗi, xác định rõ lỗi có ý hay vô ý. Nếu là lỗi cố ý, cần làm rõ là cố ý trực tiếp hay gián tiếp; nếu là lỗi vô ý, cần làm rõ là do cẩu thả hay chủ quan;
  • Khi người lao động vi phạm nội quy lao động và xác định có lỗi, người sử dụng lao động có thể tiến hành kỷ luật theo thủ tục pháp luật quy định.

Để tránh việc người sử dụng lao động sa thải người lao động một cách tùy tiện, pháp luật quy định người sử dụng lao động phải tuân theo trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật, thẩm quyền xử lý kỷ luật và thủ tục xử lý kỷ luật. Nếu vi phạm thủ tục này, việc kỷ luật sa thải là bất hợp pháp.

Thủ tục sa thải lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động (công đoàn cơ sở), người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. 

Tải ngay mẫu quyết định cho thôi việc/nghỉ việc cho nhân viên

Câu hỏi liên quan đến giấy qyết định cho thông việc của công ty

1. Quyết định thôi việc là gì?

Quyết định cho thôi việc là một văn bản chính thức được ban hành bởi người sử dụng lao động, trong đó xác định việc chấm dứt hợp đồng lao động với một nhân viên.

Quyết định này thường được đưa ra dựa trên một số lý do như: kết thúc hợp đồng lao động, nhân viên vi phạm kỷ luật, không đáp ứng được yêu cầu công việc, hoặc do những lý do khác theo quy định của pháp luật và chính sách của công ty.

2. Nội dung của mẫu quyết định cho thôi việc gồm những gì?

Một số nội dung cơ bản cần có:

  • Thông tin của người sử dụng lao động (tên công ty, địa chỉ, mã số thuế…);
  • Thông tin của nhân viên (tên, chức vụ, bộ phận, ngày vào làm…);
  • Lý do đưa ra yêu cầu thôi việc, chấm dứt hợp đồng;
  • Ngày có hiệu lực của quyết định cho thôi việc;
  • Quyền lợi của nhân viên sau khi chấm dứt hợp đồng (nếu có) như lương, thưởng, trợ cấp thôi việc…;
  • Chữ ký của người có thẩm quyền ban hành quyết định và con dấu của công ty.

3. Thời hiệu xử lý kỷ luật trong bao lâu?

Thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải tuân theo Điều 123 Bộ luật Lao động 2019. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 6 tháng từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; nếu vi phạm liên quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh thì thời hiệu là 12 tháng.

Bài viết trên là phần thông tin hỗ trợ của Maudon.net về mẫu quyết định cho thôi việc và các vấn đề liên quan để giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về loại văn bản này. Nếu có câu hỏi nào thắc mắc về bài viết ở trên hoặc muốn được tư vấn, tham khảo các loại mẫu đơn thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Maudon.net để được tư vấn nhanh chóng, tận tình nhất nhé!

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?