spot_img
HomeHợp đồng lao độngQuy định và tải mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao...

Quy định và tải mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

Bài viết hôm nay, Maudon.net sẽ cùng các bạn tìm hiểu về loại văn bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động và các thông tin liên quan nhé!

Thế nào là thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động?

Chấm dứt hợp đồng lao động là việc kết thúc quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của 2 bên theo nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. 

Văn bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động là tài liệu chính thức được lập ra khi người lao động và người sử dụng lao động đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đã thỏa thuận.

Văn bản này ghi nhận sự đồng thuận của cả hai bên về việc kết thúc hợp đồng, đồng thời quy định rõ ràng các điều khoản liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi chấm dứt hợp đồng, bao gồm việc thanh toán tiền lương, trợ cấp thôi việc, và các khoản thanh toán khác (nếu có). Văn bản này cần được ký bởi cả người lao động và người sử dụng lao động để có giá trị pháp lý.

>> Xem thêm: Mẫu biên bản nghỉ việc không hưởng lương.

Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

Tải mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động chuẩn

Tải mẫu thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động tại Maudon.net.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CÔNG TY[1] ……………

Số[2] …………………….

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

 

THỎA THUẬN

CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

          - Căn cứ Bộ luật Lao động 2019;

- Căn cứ Nghị định 145/2020/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 35/2022/NĐ-CP);

            - Căn cứ các văn bản pháp luật có liên quan;

- Căn cứ thỏa thuận của các bên,

          Hôm nay, ngày[3] …/…/2023, tại trụ sở chính của Công ty[4]……………………, chúng tôi gồm có:

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (BÊN A):

Công ty[5]: ……………………

Mã số doanh nghiệp: ................................................................................................

Trụ sở chính[6]: ................................................................................................

Điện thoại liên hệ:................................... Fax:. ......................................................................

Người đại diện theo pháp luật (ông/bà): ................................................................................................

Sinh ngày: …………………… Chức danh[7]: ................................................................................................

NGƯỜI LAO ĐỘNG (BÊN B):

Họ và tên[8]: ……………………

Sinh ngày: ................................................................................................

CCCD/CMND/Hộ chiếu số: ................................................................................................

Ngày cấp: …………………… Nơi cấp: ................................................................................................

Nơi đăng ký thường trú: ................................................................................................

Điện thoại liên hệ: ................................................................................................

 

Hai bên thỏa thuận và thống nhất các nội dung sau đây:

Điều 1: Chấm dứt hợp đồng lao động

1.1. Hai bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động số[9] ………… ký kết ngày[10] …/…/…. giữa Công ty[11] …………………… và ông (bà)[12]……………………. kể từ ngày[13] …/…/2023.

1.2. Tất cả quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến Hợp đồng lao động nêu trên sẽ chấm dứt kể từ ngày[14] …/…/2023.

Điều 2. Trách nhiệm của Bên A

2.1. Thanh toán đầy đủ các khoản tiền dưới đây cho Bên B theo đúng Hợp đồng lao động và các thỏa thuận khác (nếu có):

          - Tiền lương: …………………….

 - Tiền ngày nghỉ hằng năm (cho những ngày nghỉ hằng năm người lao động chưa nghỉ hết): …………………….

          - Trợ cấp thôi việc[15]: …………………….

          - Các khoản tiền khác (nếu có): ……………………..

2.2. Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (nếu có) cho Bên B.

          2.3. Tạo điều kiện thuận lợi cho Bên B bàn giao công việc.

Điều 3. Trách nhiệm của Bên B

          3.1. Thực hiện bàn giao công việc, tài sản (nếu có) cho Bên A theo đúng quy định.

          3.2. Thanh toán hết các khoản nợ (nếu có) cho Bên A trước ngày[16] …/…/…

3.3. Bảo mật các thông tin của Bên A mà Bên B có được trong thời gian làm việc cho Bên A.

Điều 4. Thỏa thuận khác

4.1. Các bên đồng ý rằng, bằng sự hiểu biết của mình đã đọc, hiểu và đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các điều khoản của Thoả thuận này.

4.2. Thỏa thuận này được lập thành hai (02) bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ một (01) bản để thực hiện.

BÊN A

(Ký tên; ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu của Công ty)

BÊN B

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

[1] Ghi tên của Công ty.

[2] Ghi số hiệu của Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

[3] Ghi ngày ký kết Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

[4] Ghi tên của Công ty nơi ký kết Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

[5] Ghi tên của Công ty.

[6] Ghi cụ thể địa chỉ trụ sở chính của Công ty.

[7] Ghi chức danh tại Công ty của người đại diện theo pháp luật.

[8] Ghi đầy đủ họ và tên của người lao động.

[9] Ghi số hiệu của Hợp đồng lao động.

[10] Ghi ngày ký kết Hợp đồng lao động.

[11] Ghi tên của Công ty.

[12] Ghi họ và tên của người lao động.

[13] Ghi ngày chấm dứt Hợp đồng lao động (ngày này do các bên thỏa thuận).

[14] Ngày này do các bên thỏa thuận.

[15] Chỉ áp dụng đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho Công ty từ đủ 12 tháng trở lên (trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu).

[16] Ngày này do các bên thỏa thuận.

Chấm dứt hợp đồng lao động xảy ra trong tình huống nào?

Theo Điều 34 của Bộ luật Lao động năm 2019, có các tình huống chấm dứt hợp đồng lao động gồm:

  1. Hợp đồng lao động kết thúc khi đến thời hạn, trừ trường hợp người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động (theo Khoản 4, Điều 177);
  2. Hợp đồng lao động chấm dứt khi công việc theo hợp đồng đã hoàn thành;
  3. Hai bên đạt được thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động;
  4. Người lao động bị kết án tù mà không được hưởng án treo, hoặc không thuộc trường hợp được thả tự do theo Bộ luật Tố tụng hình sự, hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
  5. Người lao động, người làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo quyết định của Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền;
  6. Hợp đồng lao động chấm dứt khi người lao động qua đời hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
  7. Người sử dụng lao động là cá nhân qua đời hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Nếu người sử dụng lao động không phải là cá nhân, thì chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh thông báo không có người đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện pháp luật;
  8. Hợp đồng lao động bị chấm dứt khi người lao động bị kỷ luật sa thải;
  9. Người lao động tự mình chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định (xin thôi việc);
  10. Người sử dụng lao động tự mình chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định;
  11. Giấy phép lao động của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết hiệu lực theo Điều 156 của Bộ luật này;
  12. Hợp đồng lao động kết thúc nếu thỏa thuận thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

>> Tham khảo: Cách làm đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc.

Quy định và tải mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

Quy định về thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

Dựa trên các quy định đã nêu, hiện nay có nhiều cách để người lao động hoặc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật, cụ thể như sau:

  • Chấm dứt hợp đồng lao động trong các tình huống: hết thời hạn hợp đồng, hoàn thành công việc, bị kết án, bị trục xuất, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc qua đời;
  • Có sự đồng thuận giữa 2 bên;
  • Một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải tuân thủ các quy định về thời gian báo trước cho bên còn lại;
  • Chấm dứt hợp đồng do các lý do khách quan như biến động kinh tế, công nghệ, cơ cấu công ty…;
  • Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian thử việc nếu không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Quy định và tải mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

Trường hợp công ty có quyền chấm dứt hợp đồng lao động 

Công ty, doanh nghiệp, người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp dưới đây:

  1. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng, được xác định theo quy chế của công ty, doanh nghiệp. Quy chế này do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có);
  2.  Người lao động bị ốm đau hoặc tai nạn và đã điều trị liên tục 12 tháng, 6 tháng, hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng đối với hợp đồng xác định thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi người lao động hồi phục sức khỏe, người sử dụng lao động sẽ xem xét để tiếp tục ký kết hợp đồng lao động;
  3. Người đứng đầu doanh nghiệp, công ty không xuất hiện tại nơi làm việc theo quy định;
  4. Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ khi có thỏa thuận khác;
  5. Người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên;
  6. Người lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại Khoản 2, Điều 16 của Bộ luật này khi ký kết hợp đồng lao động, làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.

>> Tải miễn phí: Mẫu đơn xin nghỉ hưu trước tuổi (nghỉ hưu non).

Quy định và tải mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

Câu hỏi về biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

1. Văn bản chấm dứt hợp đồng lao động có thể được hiểu như thế nào?

Văn bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động là tài liệu chính thức được lập ra khi người lao động và người sử dụng lao động đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đã thỏa thuận. 

2. Chấm dứt hợp đồng là gì?

Chấm dứt hợp đồng lao động là việc kết thúc quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của hai bên theo nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. 

3. Quy định về trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp bị chấm dứt hợp đồng lao động?

Theo Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng các điều kiện sau: 

  1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hợp pháp, không đơn phương trái pháp luật và không đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
  2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp:
    • Từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng (đối với hợp đồng xác định hoặc không xác định thời hạn);
    • Từ đủ 12 tháng trở lên trong 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng (đối với hợp đồng mùa vụ hoặc công việc từ 3-12 tháng).
  1. Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong vòng 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.
  2. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Như vậy, nếu người lao động chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận và đáp ứng đủ các điều kiện trên, họ vẫn đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bài viết trên của Maudon.net đã cung cấp một số thông tin về mẫu thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động và các vấn đề liên quan, giúp cho các bạn hiểu hơn về loại văn bản này. Nếu có câu hỏi nào thắc mắc về bài viết ở trên hoặc muốn được tư vấn, tham khảo các loại mẫu đơn thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Maudon.net để được tư vấn nhanh chóng, tận tình nhất nhé!

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?