spot_img
HomeĐầu tư - Kinh doanhTải mẫu hợp đồng gia công - Quy định về hàng hóa...

Tải mẫu hợp đồng gia công – Quy định về hàng hóa gia công

Tìm hiểu hợp đồng gia công là gì? Tải mẫu hợp đồng gia công hàng hóa, hợp đồng gia công may mặc, hợp đồng gia công cơ khí, hợp đồng gia công quốc tế… Các loại hàng hóa được gia công và những lưu ý khi lập hợp đồng.

Như thế nào là hợp đồng gia công?

Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp tác gia công sản phẩm, hàng hóa trong đó bên nhận gia công sẽ thực hiện những công việc cần thiết để có thể tạo ra những sản phẩm theo đúng với yêu cầu của bên đặt gia công. Bên đặt gia công sau khi đã nhận sản phẩm và kiểm tra sẽ tiến hành việc thanh toán trả tiền công.

Đối tượng của hợp đồng gia công sẽ tùy thuộc các vật được xác định theo mẫu, tiêu chuẩn mà các bên tham gia hợp đồng gia công thỏa thuận từ trước hoặc theo những quy định của pháp luật.

Ví dụ như: Hợp đồng gia công may mặc: quần áo, giày dép…; hợp đồng gia công đồ gỗ, gốm, sứ; hợp đồng gia công sản phẩm cơ khí; hợp đồng gia công quốc tế…

Mau-hop-dong-gia-cong

Tải mẫu hợp đồng gia công được sử dụng phổ biến

Hợp đồng gia công sẽ được chia cụ thể theo từng lĩnh vực, hàng hóa được gia công ví dụ như: hợp đồng gia công may mặc, hợp đồng gia công cơ khí, hợp đồng gia công quốc tế…

Tại mục này Maudon.net sẽ chia sẻ đến bạn mẫu hợp đồng gia công thông dụng nhất, bạn có thể tải về và chỉnh sửa theo mục đích riêng của mình nhé.

Tải về
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG GIA CÔNG

Số: …

Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

Căn cứ …

Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;

Hôm nay, ngày … tháng … năm 2018, tại ... chúng tôi gồm có:

Bên đặt gia công (sau đây gọi tắt là bên A):

Tên tổ chức: …

Địa chỉ trụ sở: …

Mã số doanh nghiệp: …

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Chức vụ: …

Điện thoại: …

Email: …

(Trường hợp bên đặt gia công là cá nhân thì được ghi như sau):

Bên đặt gia công (sau đây gọi tắt là bên A)

Họ và tên: …

Năm sinh: …/ …/ …

Chứng minh nhân dân số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: …

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …

Chỗ ở hiện tại: …

Điện thoại: …

Email: …

Bên nhận gia công (sau đây gọi tắt là bên B):

Tên tổ chức: …

Địa chỉ trụ sở: …

Mã số doanh nghiệp: …

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Chức vụ: …

Điện thoại: …

Email: …

Hai bên thỏa thuận và đồng ý ký kết hợp đồng gia công với các điều khoản như sau:

Điều 1. Đối tượng của hợp đồng  

Bên A thuê bên B gia công:

- Tên sản phẩm: ...

- Số lượng: …

- Chất lượng: …

- Tiêu chuẩn kỹ thuật: …

(Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định).

Điều 2. Nguyên vật liệu

  1. Bên A có trách nhiệm cung cấp cho bên B các nguyên vật liệu sau:

Tên nguyên vật liệu: …

Số lượng: …

Chất lượng: …

Thời gian cung cấp: …

Địa điểm giao nhận: …

  1. Bên B có trách nhiệm cung cấp cho bên A các nguyên vật liệu sau:

Tên nguyên vật liệu: …

Số lượng: …

Chất lượng: …

Thời gian cung cấp: …

Địa điểm giao nhận: …

(Bên A và bên B thoả thuận các nội dung về cung cấp nguyên vật liệu và ghi cụ thể vào trong hợp đồng này).

Điều 3. Đơn giá gia công, phương thức thanh toán

Đơn giá gia công là: … đồng/ sản phẩm (Bằng chữ: …).

Tổng cộng tiền công gia công sản phẩm là: … đồng (Bằng chữ: …).

Phương thức thanh toán: …

Thanh toán đợt … hoặc toàn bộ tại thời điểm nhận sản phẩm là … đồng (Bằng chữ: …)

(Bên A và bên B thoả thuận các nội dung dung cụ thể và ghi vào trong hợp đồng này).

Điều 4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

Hợp đồng này được thực hiện kể từ ngày … / …/ … đến ngày … / … / …

Thời hạn giao nhận sản phẩm (đợt 1) là ngày …/ …/ …, tại số nhà … đường …, phường …, quận … , thành phố … vào lúc … giờ … phút, ngày … tháng … năm …

Bên B phải giao sản phẩm và bên A phải nhận sản phẩm theo đúng thời hạn và tại địa điểm đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

Trường hợp bên B chậm giao sản phẩm thì bên A có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên B vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trường hợp bên A chậm nhận sản phẩm thì bên B có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên A. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thỏa thuận tại hợp đồng này và bên A đã được thông báo. Bên A phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ.

Bên A hoặc bên B đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian (hợp lý) là … ngày.

Bên A đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm. Bên B đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công.

Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.

Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của bên A

  1. Quyền của Bên A:

Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên B vi phạm nghiêm trọng hợp đồng này.

Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên A đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên B không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên A có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

(Bên A và bên B thoả thuận các quyền cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

  1. Nghĩa vụ của bên A:

Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên B; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.

Chỉ dẫn cho bên B thực hiện hợp đồng này.

Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.

(Bên A và bên B thoả thuận các nghĩa vụ cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

Điều 6. Quyền, nghĩa vụ của bên B

  1. Quyền của bên B:

Yêu cầu bên A giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên A.

Yêu cầu bên A trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

(Bên A và bên B thoả thuận các quyền cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

  1. Nghĩa vụ của bên B:

Bảo quản nguyên vật liệu do bên A cung cấp.

Báo cho bên A biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.

Giao sản phẩm cho bên A đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên A cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A.

Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên A sau khi hoàn thành hợp đồng này.

(Bên A và bên B thoả thuận các nghĩa vụ cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

Điều 7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Tiền lãi do chậm thanh toán: Trường hợp bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

Bồi thường thiệt hại: Bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho bên bị vi phạm (nếu có).

Phạt vi phạm hợp đồng: Bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền bằng … % giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm cho bên bị vi phạm.

Điều 8. Chi phí khác

Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu là: … đồng, do bên … chịu trách nhiệm thanh toán.

Chi phí mua bảo hiểm hàng hoá là … đồng, do bên … chịu trách nhiệm thanh toán.

Chi phí … là … đồng, do bên … chịu trách nhiệm thanh toán.

(Bên A và bên A tự thoả thuận về nội dung các khoản chi phí khác và ghi cụ thể vào trong hợp đồng này).

Điều 9. Phương thực giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì hai bên tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Các thoả thuận khác

Bên A và bên B đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.

Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.

Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản./.

  BÊN A                                                                               BÊN B

(Chữ ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))                  (Chữ ký, họ tên và đóng dấu (nếu có)

 

Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng gia công sản phẩm

Mẫu hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia lĩnh vực hợp tác gia công sản phẩm, trong đó bên nhận gia công sẽ thực hiện những công việc cần thiết để có thể tạo ra những sản phẩm theo đúng với yêu cầu của bên đặt gia công và hợp đồng gia công được viết theo trình tự sau:

1. Thông tin về các bên thực hiện gia công sản phẩm

  • Người làm hợp đồng phải hoàn thiện những thông tin liên quan đến thực hiện gia công sản phẩm trong mẫu hợp đồng gia công gồm: Họ và tên, ngày sinh cụ thể (bao gồm năm sinh và tháng sinh), Số CMND/CCCD hiện đang sử dụng của bên thực hiện gia công sản phẩm, hộ khẩu thường trú và địa chỉ liên hệ cụ thể và trung thực của người đó;
  • Trong trường hợp đơn vị gia công hàng hoá mà là tổ chức, công ty thì cần phải ghi thông tin của đơn vị thi công hàng hoá bao gồm: Tên tổ chức, địa chỉ của trụ sở, mã số doanh nghiệp gia công hàng hoá, người đại diện theo pháp luật của đơn vị đó, chức vụ, số điện thoại và email liên hệ.

Thông tin về bên thuê dịch vụ gia công cũng được viết tương tự với những thông tin của bên thực hiện gia công sản phẩm đã được đề cập ở trên;

2. Những điều khoản trong bản hợp đồng gia công

Sau khi hoàn thành thông tin thì các bên tham gia mẫu hợp đồng hợp đồng gia công phải ghi kèm theo những điều khoản sau:

  • Đối tượng của hợp đồng gia công (sản phẩm cần được gia công trong bản hợp đồng gia công là gì?);
  • Nguyên liệu gia công sản phẩm;
  • Những quyền lợi và những nghĩa vụ của các bên tham gia;
  • Thời gian sản xuất sản phẩm gia công và giao sản phẩm;
  • Hình thức thực hiện việc thanh toán hợp đồng gia công;
  • Trường hợp chậm giao hàng hay chậm nhận sản phẩm gia công;
  • Trách nhiệm chịu rủi ro thuộc về ai;
  • Điều khoản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng.

3. Phần kết hợp đồng gia công

Sau khi đã hoàn thiện những thông tin trên, những người tham gia hợp đồng gia công cũng như các đại diện của các tổ chức tham gia hợp đồng gia công cần phải ký tên điểm chỉ và xác nhận.

Mẫu hợp đồng gia công theo quy định cũng như những mẫu hợp đồng khác không được viết tay mà phải đánh máy in thành văn bản để công chứng và chứng thực từ cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc văn phòng công chứng theo quy định của nhà nước.

Những điều khoản cần phải có trong mẫu hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công là mẫu hợp đồng phải được lập thành văn bản, có thể sử dụng các mẫu hợp đồng có sẵn hoặc do các bên tự soạn đánh máy và in thành văn bản theo quy định, trong hợp đồng gia công cần phải đảm bảo thể hiện đầy đủ các nội dung sau:

  • Thông tin cá nhân của các bên tham gia ký hợp đồng gia công (bên thuê gia công và bên nhận gia công): 
    • Bao gồm họ tên, địa chỉ, điện thoại…; 
    • Trong trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng gia công là công ty, tổ chức thì cần phải có người đại diện theo đúng với quy định.
  • Đối tượng của hợp đồng gia công: Bao gồm toàn bộ những sản phẩm mà bên thuê gia công yêu cầu bên cung cấp dịch vụ gia công phải làm (sản phẩm cần gia công là gì?);
  • Nguyên liệu gia công: Nguyên liệu gia công sẽ dựa vào sản phẩm cần phải gia công xác định thành phần cần phải có để hoàn thiện sản phẩm gia công;
  • Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng gia công cũng là phần quan trọng phải có trong mọi hợp đồng;
  • Quy định, thỏa thuận về thời gian sản xuất và giao sản phẩm: các bên tham gia không được làm sai lệch thời gian đã thỏa thuận ban đầu;
  • Thanh toán hợp đồng:
    • Hình thức thanh toán cho sản phẩm sau khi gia công xong;
    • Trường hợp chậm giao, chậm nhận sản phẩm gia công sẽ được quy định để đưa ra hình phạt thỏa đáng;
    • Trách nhiệm chịu những hình thức rủi ro xảy ra trong quá trình hợp đồng gia công còn hiệu lực.
  • Điều khoản về trường hợp một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Quy định về các loại hàng hóa không được gia công

Hàng hóa gia công không được phép thuộc các loại hàng hóa nằm trong diện cấm tức là không được phép kinh doanh cụ thể như: 

  • Các chất ma túy (nói chung cho tất cả các loại ma tuý); 
  • Các loại hóa chất khoáng vật không được phép kinh doanh; mẫu vật từ các loài thực vật hay từ những loài động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác chính là từ tự nhiên (ngà voi, sừng tê giác… theo quy định đã được ban hành của pháp luật.

Hàng hóa gia công thuộc diện những loại hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, nhập khẩu chỉ có thể được phép tiến hành việc gia công khi gia công hàng hóa cho những thương nhân đến từ nước ngoài và mục đích là để tiêu thụ ở nước ngoài và phải được chính những cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép gia công hàng hóa cụ thể như: 

  • Vũ khí, đạn dược, vật liệu gây nổ;
  • Các loại vật tư, trang thiết bị kỹ thuật liên quan đến quân sự; 
  • Các sản phẩm mật mã với mục đích dùng để bảo vệ những thông tin bí mật của Cơ quan Nhà nước; 
  • Gỗ tròn, gỗ xẻ hay các loại từ gỗ rừng tự nhiên theo quy định trong nước;…

Các mặt hàng không được phép nhập khẩu như: 

  • Các loại hàng hoá đã qua sử dụng trước đó;
  • Hàng dệt may;
  • Các loại giày dép hay các loại quần áo;
  • Hàng điện tử và các mặt hàng điện lạnh;…

Như vậy chỉ cần những hàng hoá gia công không nằm trong những hàng hoá bị cấm trên thì đều có thể thực hiện gia công theo quy định của pháp luật đã được ban hành.

Nhung-loai-hang-hoa-khong-duoc-phep-goa-cong-theo-quy-dinh-cua-phap-luat

Một số câu hỏi liên quan đến mẫu hợp đồng gia công

1. Có được viết tay hợp đồng gia công không?

Không. Mẫu hợp đồng gia công theo quy định cũng như những mẫu hợp đồng khác không được viết tay mà phải đánh máy in thành văn bản để công chứng và chứng thực từ cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc văn phòng công chứng theo quy định của nhà nước.

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng gia công.

2. Đối tượng của hợp đồng gia công bao gồm những gì?

Đối tượng của hợp đồng gia công: Bao gồm toàn bộ những sản phẩm mà bên thuê gia công yêu cầu bên cung cấp dịch vụ gia công phải làm (sản phẩm cần gia công là gì?).

>> Tham khảo thêm: Những điều khoản cần phải có trong mẫu hợp đồng gia công.

Minh Châu
Minh Châu
Minh Châu sẽ đồng hành và giúp bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề liên quan đến văn bản, mẫu đơn… thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, đào tạo, giáo dục, tài chính, hôn nhân… Bạn đọc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang và tải về miễn phí.
spot_img

Tham khảo thêm ?