Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành, thì chủ thể của quan hệ dân sự có thể ủy quyền cho bất kì ai (đại diện theo ủy quyền) để tham gia giải quyết các vấn đề về tranh chấp dân sự phát sinh giữa mình và người khác.
Tuy nhiên, người đại diện đó phải đầy đủ những năng lực dân sự theo quy định của pháp luật. Vậy giấy uỷ quyền tham gia tố tụng dân sự là gì hãy cùng Maudon.net tìm hiểu và tải về mẫu giấy uỷ quyền tham gia tố tụng dân sự miễn phí.
Tìm hiểu về ủy quyền tham gia tố tụng dân sự
Việc tham gia lĩnh vực tố tụng dân sự của người đại diện cho đương sự theo pháp luật nói chung và cũng như là người đại diện theo ủy quyền cá nhân nói riêng trong lĩnh vực tố tụng dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết các vụ án dân sự, đặc biệt trong trường hợp đương sự không có năng lực hay khả năng tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của bản thân mình.
Bộ luật Tố tụng dân sự bổ sung và hoàn thiện thêm về chế định dành cho người đại diện của đương sự tham gia tố tụng dân sự, đặc biệt liên quan đến các quy định về vấn đề người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng dân sự.
Tải miễn phí mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng dân sự
Để thực hiện việc uỷ quyền, người ủy quyền cần lập một mẫu văn bản uỷ quyền. Giấy uỷ quyền này thường xác định rõ ràng các phạm vi và thời hạn của uỷ quyền.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------- o0o -----------------
GIẤY ỦY QUYỀN
(Dành cho cá nhân)
- Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.
- Căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên;
......., ngày...... tháng...... năm 20...... ; chúng tôi gồm có:
- BÊN ỦY QUYỀN (Bên A) :
Họ tên:....................................................................................................................................
Địa chỉ:...................................................................................................................................
Số CMND: ..............................Cấp ngày: ............................Nơi cấp:..................................
Quốc tịch:................................................................................................................................
- BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (Bên B):
Họ tên:..................................................................................................................................
Địa chỉ:.................................................................................................................................
Số CMND: .................................Cấp ngày: ............................Nơi cấp:...............................
Quốc tịch:............................................................................................................................
III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
Bằng giấy ủy quyền này Bên A ủy quyền cho bên B được thực hiện các công việc sau đây:
Được đại diện cho bên A tham gia tố tụng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng và các văn bản pháp luật có liên quan tới tố tụng đối với các vụ việc dân sự tranh chấp mà bên A là đương sự; ký vào các văn bản, giấy tờ nộp tiền án phí, tạm ứng án phí hoặc nhận lại hoàn toàn tạm ứng phí dân sự.
Đại diện cho bên A thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong thi hành án dân sự: Ký Đơn yêu cầu thi hành án, khiếu nại về việc thi hành án dân sự; nộp tiền tạm ứng hoặc nhận lại hoàn toàn tạm ứng phí thi hành án dân sự.
- THỜI HẠN ỦY QUYỀN
Văn bản ủy quyền này có hiệu lực từ ngày ký cho đến khi được thay thế văn bản ủy quyền khác.
- CAM KẾT
Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành .......... bản, mỗi bên giữ ......... bản.
BÊN ỦY QUYỀN |
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN |
Quy định về đại diện ủy quyền tham gia tố tụng dân sự
1. Đại diện uỷ quyền tham gia tố tụng dân sự
- Cá nhân hay các pháp nhân có thể ủy quyền cho bất kỳ cá nhân hay các pháp nhân khác xác lập, tiến hành, thực hiện các loại giao dịch dân sự;
- Các thành viên trong một hộ gia đình, thành viên của một tổ hợp tác hay bất kì các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân nào cũng có thể tiến hành việc thỏa thuận cử cá nhân, các pháp nhân khác đứng ra đại diện dựa theo những ủy quyền xác lập, thực hiện các loại giao dịch dân sự liên quan chặt chẽ đến tài sản chung giữa các thành viên trong hộ gia đình, tổ hợp tác hay các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân;
- Công dân có độ tuổi từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi cũng có thể là người đại diện theo ủy quyền đã được thiết lập, trừ những trường hợp mà pháp luật đã có những quy định giao dịch dân sự phải do công dân quy định độ tuổi từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
2. Nghĩa vụ về ủy quyền tham gia tố tụng dân sự
Khi mà hai bên (bên nhận ủy quyền và bên được ủy quyền) đã tiến hành thiết lập một quan hệ ủy quyền đồng thời tiến hành việc thiết lập một quan hệ hợp đồng nào đó với tính chất của bản hợp đồng đó là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia, theo đó, bên được ủy quyền phải có những nghĩa vụ thực hiện các công việc nhân danh bên ủy quyền theo đúng thỏa thuận.
- Bên ủy quyền bắt buộc phải trực tiếp trả thù lao nếu như trong bản hợp đồng uỷ quyền đó mà các bên có thỏa thuận hoặc trong một số trường hợp pháp luật có quy định về trả thù lao uỷ quyền;
- Trong quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền trực tiếp đứng ra và thay mặt cho người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định và có giới hạn ghi rõ trong mẫu hợp đồng uỷ quyền làm phát sinh các hậu quả pháp lý liên quan đến quyền lợi của các bên tham gia uỷ quyền trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã thực hiện ủy quyền trong phạm vi ủy quyền nhất định.
3. Quan hệ ủy quyền giữa các bên tham gia
Quan hệ ủy quyền giữa các bên sẽ luôn tồn tại 2 quan hệ:
- Mối quan hệ giữa người nhận ủy quyền và người được ủy quyền: Trong mối quan hệ này người được uỷ quyền sẽ có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ những dạng hành vi pháp lý trong phạm vi cho phép được ủy quyền. Người được ủy quyền bắt buộc phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ của bản thân mà không được có bất kỳ hành động nào ủy quyền lại cho người khác trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng uỷ quyền có đưa ra những thỏa thuận khác;
- Quan hệ giữa người được ủy quyền đối với bên thứ ba của giao dịch uỷ quyền: Người được ủy quyền với tư cách của người đã trực tiếp ủy quyền giao kết hoặc thực hiện các giao dịch dân sự có liên quan đối với bên thứ ba. Người được ủy quyền sẽ có những nghĩa vụ cùng với đó là những quyền lợi nhất định với bên thứ ba của giao dịch.
>> Tham khảo: Đơn xin hoãn phiên tòa dân sự, hình sự.
Nội dung mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng dân sự
Nội dung mẫu giấy uỷ quyền sẽ bao gồm:
1. Người Ủy Quyền:
Thông tin về người uỷ quyền được hoàn thiện như sau:
- Họ và tên: Ghi đầy đủ họ và tên của người uỷ quyền;
- Địa chỉ: Địa chỉ cụ thể của người uỷ quyền bao gồm số nhà, đường, làng, xóm…;
- Số điện thoại: Ghi rõ số điện thoại liên hệ của người uỷ quyền;
- Email: Địa chỉ email cụ thể của người uỷ quyền (vd: Andrew@gmai.com).
2. Ủy Quyền cho (hay còn gọi là người được uỷ quyền):
Thông tin về người được uỷ quyền cũng tương tự như thông tin của người được uỷ quyền:
- Họ và tên: Ghi đầy đủ họ và tên của người được uỷ quyền;
- Địa chỉ: Địa chỉ cụ thể của người được uỷ quyền bao gồm số nhà, đường, làng, xóm…;
- Số điện thoại: Ghi rõ số điện thoại liên hệ của người được uỷ quyền;
- Email: Địa chỉ email cụ thể của người được uỷ quyền (vd: pizza@gmai.com).
3. Phạm Vi Uỷ Quyền hợp pháp:
- Người được uỷ quyền được ủy quyền để có thể thực hiện những vấn đề như: Tham gia, đại diện, và thực hiện mọi hành động có mối liên hệ mật thiết đến vụ kiện dân sự tại (ghi rõ tên toà án tại địa phương).
- Người uỷ quyền Có mọi quyền hạn cần thiết để đại diện cho người ủy quyền trong quá trình tố tụng.
4. Thời Hạn Uỷ Quyền:
Uỷ quyền này có hiệu lực từ ngày (ghi rõ ngày bắt đầu có hiệu lực uỷ quyền) đến hết ngày (ghi rõ ngày kết thúc uỷ quyền), trừ khi được thu hồi trước đó bằng văn bản.
5. Chữ Ký của Người Ủy Quyền:
Kết mẫu hợp đồng uỷ quyền tham gia tố tụng dân sự các bên tham gia phải ghi kèm thêm chữ ký và họ trên của mỗi bên.
6. Người làm chứng cho uỷ quyền tham gia tố tụng dân sự:
Trong một số trường hợp có người làm chứng thì phải ghi rõ thông tin của người làm chứng, còn nếu không có người làm chứng thì không cần ghi người làm chứng.
>> Xem thêm: Giấy ủy quyền mua bán đất đai.
Cam đoan giữa các bên trong giấy ủy quyền
Trong mọi trường hợp uỷ quyền khác nhau, bên được uỷ quyền phải có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ đối với những điều quy định tại hợp đồng uỷ quyền này và bắt buộc phải tuân theo các quy định của pháp luật đã được ban hành khi thực hiện việc uỷ quyền nói rõ trong bản hợp đồng này:
- Bên được uỷ quyền đồng ý nhận thực hiện và chỉ được phép nhân danh bên uỷ quyền để thực hiện các việc đã được cho phép uỷ quyền nói trên.
- Bên uỷ quyền phải cam đoan rằng việc uỷ quyền nói trên không nhằm trốn tránh đối với bất kỳ một nghĩa vụ tài sản nào của pháp luật và hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
- Bên uỷ quyền phải cam đoan ngoài bản Hợp đồng uỷ quyền đã được đưa ra này thì bên uỷ quyền chưa có bất kỳ thực hiện việc ký kết đối với một văn bản uỷ quyền nào khác với bất kỳ một cá nhân nào khác.
Một số câu hỏi liên quan đến giấy ủy quyền tham gia tố tụng dân sự
1. Cần phải làm gì để có thể uỷ quyền cho một cá nhân tham gia tố tụng dân sự?
Để thực hiện việc uỷ quyền, người ủy quyền cần lập một mẫu văn bản pháp lý mà người ủy quyền sử dụng để ủy quyền cho người được uỷ quyền. Giấy uỷ quyền này thường xác định rõ ràng các phạm vi và thời hạn của uỷ quyền.
>> Tham khảo thêm: Tải miễn phí mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng dân sự.
2. Bên uỷ quyền có cần trả thù lao cho bên nhận uỷ quyền hay không?
Tuỳ vào từng trường hợp bên ủy quyền bắt buộc phải trực tiếp trả thù lao nếu như trong bản hợp đồng uỷ quyền đó mà các bên có thỏa thuận hoặc trong một số trường hợp pháp luật có quy định về trả thù lao uỷ quyền.
>> Tham khảo thêm: Quy định về đại diện ủy quyền tham gia tố tụng dân sự.