Để có thể thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu của tổ chức/cá nhân này cho tổ chức/cá nhân khác, dưới sự hợp tác chuyển nhượng nhãn hiệu, các bên tham gia phải lập ra mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
Vậy hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là gì, cách viết hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu như thế nào? Maudon.net sẽ đưa đến cho bạn những thông tin về hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu và cách viết hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu ngay dưới đây.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn là gì?
➤ Dựa theo Luật Sở hữu trí tuệ, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu hay hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, thương hiệu là mẫu hợp đồng ghi lại hợp tác của các bên tham gia trong đó bên chuyển nhượng sẽ chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hoá, sản phẩm của mình cho bên nhận chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền chuyển nhượng nhãn hiệu cho bên chuyển nhượng.
➤ Thực tế cho thấy, hoạt động chuyển nhượng nhãn hiệu ngày nay đã và đang diễn ra một cách phổ biến nhưng thủ tục thì tương đối phức tạp. Vì vậy, để có thể xây dựng hành lang pháp lý vững chắc cho nhãn hiệu chuyển nhượng là rất cần thiết.
➤ Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ ghi nhận và bảo vệ quyền lợi, các thỏa thuận của các bên trước pháp luật. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu bắt buộc các bên tham gia phải được thể hiện thông qua hợp đồng và công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
Tải mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu, thương hiệu
Để có thể thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu của tổ chức này cho tổ chức khác, dưới sự hợp tác chuyển nhượng nhãn hiệu đó các bên tham gia phải lập ra mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
Các bên tham gia sẽ soạn thảo bản hợp đồng và thực hiện thỏa thuận và công chứng, chứng thực hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU
Số: ....../HDCNNH
Hôm nay, ngày ...... tháng ..... năm ..... Tại .............. Chúng tôi gồm:
Bên chuyển nhượng (Bên A):
Họ và tên/Tên tổ chức: ......................................................
Địa chỉ: ..............................................................................
Điện thoại: .........................................................................
Mã số thuế: ........................................................................
Đại diện: ........................... Chức danh: ............................
Bên nhận chuyển nhượng (Bên B):
Họ và tên/Tên tổ chức: .........................................................
Địa chỉ: ..................................................................................
Điện thoại: .............................................................................
Mã số thuế: ............................................................................
Đại diện: ........................... Chức danh: ...................................
Điều 1: Căn cứ chuyển nhượng
Bên chuyển nhượng là chủ sở hữu hợp pháp tại Việt Nam các nhãn hiệu đang được bảo hộ theo các Giấy chwusng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng dưới đây:
STT |
Tên đối tượng |
Số GCN |
Ngày cấp |
Nhóm sản phẩm/dịch vụ |
1 |
Bên chuyển nhượng chuyển nhượng cho bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu các nhãn hiệu nêu trên cho việc sản xuấ các sản phẩm/dịch vụ đang được bảo hộ theo các Giấy chứng nhận tương ứng.
Điều 2: Phạm vi chuyển nhượng
Bên chuyển nhượng cam kết mình là chủ hợp pháp các nhãn hiệu nêu trên và bằng Hợp đồng này chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu và các quyền khác liên quan đến các nhãn hiệu nêu trên cho bên nhận chuyển nhượng.
Điều 3: Phí chuyển nhượng
Bên chuyển nhượng đồng ý cấp cho bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu các nhãn hiệu nêu trên mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào (hoặc khoản phí cụ thể là ..................... )
Phương thức thanh toán: ......................................
Địa điểm thanh toán: .............................................
Thời hạn thanh toán: ............................................
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ các bên
4.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng
4.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng
Điều 5: Điều khoản sửa đổi, hủy bỏ hiệu lực của Hợp đồng
Mọi sửa đổi, bổ sung của hợp đồng phải được lập thành văn bản và phải được người đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết và được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Điều 6. Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có thời hạn từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận
Điều 7: Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp
Hợp đồng này được điều chỉnh, giải thích và áp dụng theo các quy định của Pháp luật Việt Nam. Nếu có bất đồng giữa hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này thì được hai bên giải quyết thông qua hòa giải thương lượng.
Điều 9: Thẩm quyền ký kết và các điều khoản khác
Với sự chứng kiên của mình, các bên cùng thống nhất các nội dung trên và hợp đồng này được ký kết bởi người đại diện hợp pháp đại diện cho hai Bên.
Hợp đồng này được lập thành ba (03) bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một (01) bản còn một bản được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Đại diện bên A |
Đại diện bên B |
Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu đọc quyền
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là một văn bản pháp lý quan trọng, chính vì vậy yêu cầu khi soạn thảo hợp đồng là sự tỉ mỉ và chuyên môn trong việc soạn thảo. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được viết theo trình tự sau:
1. Phần đầu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Trong phần đầu của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu người làm hợp đồng sẽ hoàn thiện những mục sau:
➤ Quốc Hiệu và Tiêu ngữ của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cũng được viết tương tự như những mẫu hợp đồng hiện hành khác.
➤ Phần tên bản hợp đồng: Có thể ghi tên là hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
➤ Ghi rõ thời gian tiến hành ghi bản hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
➤ Các thông tin trong hợp đồng cần được ghi chính xác theo quy định nhằm đảm bảo tính xác thực của hợp đồng, sự nhanh chóng của thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu và đảm bảo rõ về quyền lợi giữa các bên tham gia.
>> Xem thêm: Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả.
2. Phần thông tin về các bên tham gia hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Thông tin về các bên tham gia hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm:
➤ Thông tin về bên chuyển nhượng sẽ phải hoàn thành những thông tin cá nhân sau:
- Tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó, số CCCD/CMND của người đại diện cùng với số điện thoại liên hệ, tài khoản và mã số thuế của cá nhân đó.
➤ Thông tin về bên nhận chuyển nhượng được viết tương tự như với thông tin của bên chuyển nhượng nhãn hiệu.
➤ Các thông tin về bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cần được ghi một cách chi tiết, chính xác.
➤ Trong một số trường hợp đối với người đại diện theo pháp luật sẽ cần tới văn bản uỷ quyền nên cũng cần lưu ý đến quy định trên.
3. Phần thông tin về sự thống nhất ký kết hợp đồng chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nhãn hiệu
Trong phần thông tin hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cần phải chú ý về những điều khoản sau:
➤ Điều khoản về thông tin cơ bản về nhãn hiệu đã được phê duyệt.
➤ Điều khoản về những thông tin chi tiết về kết quả thực hiện nhãn hiệu đến thời điểm chuyển nhượng toàn phần hay một phần nhãn hiệu.
➤ Điều khoản về định nghĩa về nhãn hiệu.
➤ Điều khoản về phạm vi chuyển nhượng nhãn hiệu.
➤ Điều khoản về phí nhằm chuyển nhượng nhãn hiệu.
➤ Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
➤ Điều khoản về trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng trong việc thực hiện các thủ tục liên quan khác đến chuyển quyền sử nhãn hiệu cũng như việc vi phạm hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
➤ Điều khoản về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, thời gian chấm dứt hợp đồng cũng như trường hợp chấm dứt hợp đồng đơn phương.
➤ Những loại điều khoản trên hoàn toàn không có bất kỳ quy định bắt buộc và sẽ hoàn toàn do các bên tham gia hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu tự thỏa thuận và thống nhất với nhau.
>> Tham khảo thêm: Tải mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
1. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng nhãn hiệu, thương hiệu
Trong hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu, bên chuyển nhượng có quyền và nghĩa vụ sau:
➤ Cam kết và đảm bảo rằng bản thân bên chuyển nhượng là chủ hợp pháp các nhãn hiệu chuyển nhượng và đối với nhãn hiệu các nhãn hiệu này vẫn đang trong thời hạn hiệu lực.
➤ Thực hiện triệt để các biện pháp và những biện pháp đó là cần thiết để chống lại bất kỳ các hành vi xâm phạm nào có thể xảy ra của bên thứ ba gây thiệt hại dù lớn hay nhỏ cho Bên nhận chuyển nhượng khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu này.
➤ Bên chuyển nhượng sẽ phải nộp các khoản thuế liên quan đến việc chuyển nhượng nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng (nếu có) theo quy định của pháp luật.
➤ Thực hiện đầy đủ các cam kết bổ sung khác để có thể tối ưu nhất về việc đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu trong quá trình thực hiện hợp đồng này.
2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng nhãn hiệu
Trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, đi kèm với bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng cũng có các quyền và nghĩa vụ sau:
➤ Tiếp nhận các quyền của bản thân trong hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu sản phẩm liên quan đến các nhãn hiệu chuyển giao nhằm mục đích trở thành đơn vị chủ hợp pháp của các nhãn hiệu được thực hiện chuyển giao trong hợp đồng chuyển giao nhãn hiệu.
➤ Nộp các khoản thuế liên quan khác trong hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu (nếu có) theo quy định đã được ban hành của pháp luật.
➤ Thực hiện đầy đủ các cam kết bổ sung khác trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu này.
Trên thực tế, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu không có quy định nào của pháp luật bắt buộc. Các quy định này được lập nên bởi thoả thuận của các bên tham gia hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu và để đảm bảo được tính chính xác và quyền lợi của các bên tham gia thì cần phải được thống nhấn và công chứng, chứng thực để tránh những tranh chấp không đáng có sau này.
Câu hỏi liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền
1. Cần làm gì để chuyển nhượng nhãn hiệu?
Để có thể thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu của tổ chức này cho tổ chức khác, dưới sự hợp tác chuyển nhượng nhãn hiệu đó các bên tham gia phải lập ra mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu. Các bên tham gia sẽ soạn thảo bản hợp đồng và thực hiện thỏa thuận và công chứng, chứng thực hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi.
>> Tham khảo thêm: Tải mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
2. Khi soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cần thực hiện yêu cầu gì?
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là một văn bản pháp lý quan trọng, chính vì vậy yêu cầu khi soạn thảo hợp đồng là sự tỉ mỉ và chuyên môn trong việc soạn thảo. Các thông tin trong hợp đồng cần được ghi chính xác theo quy định nhằm đảm bảo tính xác thực của hợp đồng và đảm bảo rõ về quyền lợi giữa các bên tham gia.
>> Tham khảo thêm: Cách viết mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
3. Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ gì khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ thực hiện triệt để các biện pháp và những biện pháp đó là cần thiết để chống lại bất kỳ các hành vi xâm phạm nào có thể xảy ra của bên thứ ba gây thiệt hại dù lớn hay nhỏ cho Bên nhận chuyển nhượng khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu này.
>> Tham khảo thêm: Quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.